Kiểu tấn công lừa đảo dựa vào các kỹ thuật máy tính là kiểu tấn công thực hiện các kỹ thuật thu thập thông tin nhạy cảm bằng cách sử dụng sự giúp đỡ của các chương trình máy tính, mạng máy tính, mạng điện thoại… Ví dụ như sử dụng lỗi XSS trên máy chủ và gửi cho người dùng một đường dẫn siêu liên kết đến trang của ngân hàng, nhưng lại chuyển hướng sang hiển thị trang web của kẻ tấn công giống hệt ngân hàng để thu thập tài khoản và mật khẩu...
Sau đây là các kỹ thuật tấn công lừa đảo dựa vào các kỹ thuật máy tính.
Cửa sổ nhảy (Pop-up): Các cửa sổ đột nhiên xuất hiện khi lướt web trên mạng internet và yêu cầu thông tin của người dùng để đăng nhập. Pop-up đánh lừa các người dùng nhấn vào các siêu liên kết mà chuyển hướng họ sang một trang web giả mạo yêu cầu thông tin cá nhân hoặc tải về các chương trình độc hại như là Keyloggers, Trojans, Spyware…
Thư lừa đảo cảnh báo (Hoax Letters): Thư lừa đảo là các thư điện tử gửi cảnh báo cho người dùng về các loại virus, Trojan, worm mới mà nó có thể gây hại cho máy của người dùng. Trong trường hợp này nạn nhân được thuyết phục tải về và cài đặt các chương trình hay ứng dụng hữu ích như cải thiện hiệu suất của CPU, RAM hoặc các tiện ích hệ thống hoặc như một crack để sử dụng các phần mềm có bản quyền. Sau đó, mã độc hại sẽ được cài đặt thông qua một chương trình độc hại ngụy trang dưới một chương trình hợp pháp.
Thư lừa đảo theo hệ thống hoặc Even (Chain Letters): Chain Letters là các email dùng để biếu tặng các món quà miễn phí như là tiền và phần mềm và điều kiện đưa ra là người dùng phải chuyển tiếp thư này đến một số lượng người nhất định.
Tin nhắn chat nhanh (Instant Chat Messenger): Thu thập thông tin cá nhân bằng cách tán gẫu với người dùng trực tuyến đã được chọn để lấy thông tin như ngày sinh và tên thật.
Thư điện tử rác (Spam Email): Các thư điện tử không liên quan, không mong muốn và không được yêu cầu được gửi đi để thu thập thông tin tài chính, số an sinh xã hội và các thông tin về mạng
Phishing: Thuật ngữ này áp dụng cho một thư điện tử xuất hiện đến từ một công ty kinh doanh, ngân hàng hoặc thẻ tín dụng yêu cầu chứng thực thông tin và cảnh báo sẽ xảy ra hậu quả nghiêm trọng nếu việc này không được làm. Bức thư điện tử thường chứa một đường dẫn đến một trang web giả mạo trông hợp pháp với logo của công ty và nội dung có chứa form để yêu cầu tài khoản, mật khẩu, số thẻ tín dụng hoặc số PIN.
Vishing: Thuật ngữ là sự kết hợp của “voice” (gọi điện) và phishing. Đây cũng là một dạng phising, nhưng kẻ tấn công sẽ trực tiếp gọi điện cho nạn nhân thay vì gởi email. Người sử dụng sẽ nhận được một thông điệp tự động với nội dung cảnh báo vấn đề liên quan đến tài khoản ngân hàng. Thông điệp này hướng dẫn họ gọi đến một số điện thoại để khắc phục vấn đề. Sau khi gọi, số điện thoại này sẽ kết nối người được gọi tới một hệ thống hỗ trợ giả, yêu cầu họ phải nhập mã thẻ tín dụng. VoIP là công nghệ tiếp tay đắc lực thêm cho dạng tấn công mới này vì giá rẻ và khó giám sát một cuộc gọi bằng VoIP.
Tin nhắn điện thoại (SMS): Kẻ tấn công sử dụng tín nhắn điện thoại làm công cụ chuyển thông tin lừa đảo tới nạn nhân, trong nội dung kẻ tấn công gửi đi yêu cầu nạn nhân gửi đi thông tin nhạy cảm hoặc thực hiện các thao tác dẫn đến bị lộ thông tin cá nhân. Ngoài ra kẻ tấn công lừa đảo còn dùng biện pháp này để dụ dỗ nạn nhân nhắn tin dịch vụ để chuyển tiền từ tài khoản điện thoại.
Trong thực tế, để thực hiện thành công một cuộc tấn công lừa đảo thì kẻ tấn công thường dụng kết hợp các kỹ thuật trên một cách khéo léo chứ không thực hiện đơn lẻ một kỹ thuật.
Nguyễn Hà
09:00 | 10/01/2024
08:00 | 01/03/2021
14:00 | 08/08/2022
15:00 | 11/05/2021
14:00 | 03/06/2022
14:00 | 24/02/2022
08:00 | 21/02/2025
Một lỗ hổng định danh CVE-2025-1240 với điểm CVSS 7,8 được phát hiện trong phần mềm giải nén Winzip có khả năng cho phép kẻ tấn công từ xa thực thi mã tùy ý trên các hệ thống bị ảnh hưởng. Đây là một lỗ hổng Out-Of-Bound Write cho phép ghi ngoài vùng nhớ được cấp phát của chương trình.
08:00 | 29/01/2025
Một chiến thuật tấn công mới đang được tin tặc sử dụng thông qua cách thức "giả mạo mô phỏng giao dịch" để đánh cắp tiền điện tử, mới đây trên ScamSniffer (trang web chuyên đăng tải các bài báo về phòng, chống lừa đảo mạng) đã công bố một vụ tấn công sử dụng hình thức này gât thiệt hại 143,45 Ethereum (ETH) với trị giá khoảng 460.000 USD.
16:00 | 27/11/2024
Ngày nay, cụm từ "chuỗi cung ứng" đã vô cùng phổ biến trong những câu chuyện đời sống hàng ngày và trở thành một yếu tố then chốt trong nền kinh tế toàn cầu, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ. Đây cũng là mục tiêu mà tội phạm công nghệ cao nhắm tới bằng phần mềm độc hại hay nhiều cách thức khác nhau.
10:00 | 19/11/2024
Các cuộc tấn công vào chuỗi cung ứng phần mềm trong vài năm gần đây đã để lại nhiều bài học đắt giá. Những sự cố này không chỉ gây thiệt hại tài chính mà còn ảnh hưởng đến niềm tin vào độ bảo mật của các dịch vụ công nghệ. Bài báo này điểm qua 10 cuộc tấn công chuỗi cung ứng phần mềm nổi bật và những bài học kinh nghiệm.
Google đã kịp thời khắc phục một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên thiết bị USB, giúp hơn một tỷ thiết bị Android thoát khỏi nguy cơ bị tấn công.
11:00 | 11/03/2025