Thay vì bị động bảo vệ hệ thống trước các vụ tấn công, Threat Intelligence chủ động đi tìm các nguồn tấn công thông qua một loạt các biện pháp theo giấu, tìm kiếm phân tích dữ liệu trên không gian mạng, từ nguồn mở đến nguồn đóng như dark/deep web. Sau khi có kết quả, dữ liệu về mối đe dọa sẽ được gửi cho các khách hàng là doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Threat Intelligence.
Từ đây, các doanh nghiệp sẽ có những biện pháp tăng cường bảo mật, vá lỗ hổng nguy hiểm, cảnh báo đến nhân sự những mối đe dọa tiềm tàng có thể xuất hiện trong các email lạ.
Chẳng hạn, tình báo thông minh của Kaspersky có thể phát hiện hơn 350.000 mã độc mới mỗi ngày bằng cách quét hơn 20PB (20 triệu GB) dữ liệu nguy hiểm. Nhờ điều tra và phát hiện sớm, các doanh nghiệp có thể chủ động đối phó với những mã độc nguy hiểm nhất ngay trước khi nó kịp lây lan.
Báo cáo của IBM năm 2019 cho thấy có 8,5 tỷ vụ xâm nhập an ninh mạng vào năm 2019, trong đó có hơn 150,000 lỗ hổng bảo mật khiến các tổ chức phải đau đầu tìm cách vá. Kết quả là các vụ tấn công công nghệ vận hành (OT) đã tăng 2.000% so với năm trước đó. OT được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp sản xuất khép kín nhưng nay đã trở thành miếng mồi béo bở với các tin tặc ở thời đại Internet vạn vật kết nối này (IoT).
Điều này cho thấy sự cần thiết của việc trang bị Threat Intelligence với mọi loại hình doanh nghiệp khác nhau. Các doanh nghiệp sau khi đăng ký sử dụng với các nhà cung cấp (Viettel, CMC, FireEye, Bitdefender...) sẽ nhận được thông tin về các mối đe dọa mất an toàn an ninh mạng và cách phòng ngừa nó liên tục 24/7.
Tuy nhiên, bởi vì Threat Intelligence đưa ra cảnh báo sớm và ngăn chặn các mối đe dọa, nên khách hàng có thể sẽ không nhìn thấy được lợi ích của việc sử dụng dịch vụ này. Chỉ đến khi bị tấn công và chịu thiệt hại nhất định, doanh nghiệp mới ‘tỉnh đòn’. Hồi cuối tháng 7/2020, Công ty Chứng khoán VPS (Hà Nội) đã phải chịu các đợt tấn công DDoS liên tiếp gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động giao dịch của các nhà đầu tư.
Theo báo cáo của công ty an ninh mạng Recorded Future, các giải pháp Threat Intelligence đã giúp khách hàng của họ đạt tỷ suất hoàn vốn tăng 284%, giảm 34% thời gian cho các nhân viên làm báo cáo an ninh mạng, tăng 32% hiệu quả hoạt động của đội IT, giúp phát hiện sớm gấp 10 lần mối đe dọa, và các giải pháp an ninh mạng hiệu quả nhanh hơn 63%.
Tuy vậy, mức giá từ vài nghìn đến hàng chục nghìn USD mỗi năm cho sử dụng dịch vụ Threat Intelligence có thể làm các doanh nghiệp vừa và nhỏ chùn bước. Ngoài ra, mỗi công ty an ninh mạng sẽ có một cơ sở dữ liệu khác nhau, đáp ứng các nhu cầu bảo vệ ở những mức độ khác nhau cho từng doanh nghiệp.
Theo Kaspersky, các giải pháp giá rẻ khác mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể triển khai nếu không muốn sử dụng các công cụ thông minh là phân quyền truy cập của nhân viên theo cấp bậc, cung cấp VPN để kết nối, tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân viên về việc sử dụng email trong công ty, không sử dụng các phần mềm lậu. Tất nhiên, đây chỉ là các giải pháp giúp hạn chế phần nào rủi ro phát sinh từ nội bộ và không thể ngăn chặn được các cuộc tấn công có chủ đích từ bên ngoài.
Đó là lý do các doanh nghiệp không chuyên, có quy mô từ 50 người trở lên cần trang bị các biện pháp bảo vệ mạnh hơn như dùng dịch vụ Threat Intelligence, nền tảng Trung tâm SOC, theo khuyến cáo của các chuyên gia. Hãng bảo mật Bitdefender đưa ra dự báo đến năm 2020, 20% các doanh nghiệp lớn sẽ trang bị dịch vụ Threat Intelligence so với chỉ hơn 10% như hiện nay.
Đ.T ( Tổng hợp)
17:00 | 30/09/2020
14:00 | 22/09/2020
08:00 | 27/07/2021
17:00 | 26/08/2020
10:00 | 16/12/2024
Công nghệ mạng 5G đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực viễn thông với sự tích hợp của hàng loạt phương pháp tiên tiến như Massive MIMO, NOMA, mmWave, IoT và học máy. Những tiến bộ này không chỉ mang lại hiệu suất vượt trội trong truyền thông không dây mà còn mở ra cơ hội to lớn cho các ứng dụng trong đời sống và công nghiệp. Bài viết này cung cấp bức tranh tổng quan về các phương pháp tiên tiến trong công nghệ kết nối toàn cầu 5G.
10:00 | 16/08/2024
Trong những năm gần đây, công nghệ Deepfake đã trở nên ngày càng phổ biến hơn, cho phép tạo ra các video thực đến mức chúng ta khó có thể phân biệt với các video quay thực tế. Tuy nhiên, công nghệ này đã bị các tác nhân đe dọa lợi dụng để tạo ra những nội dung giả mạo, hoán đổi khuôn mặt nhằm mục đích lừa đảo, gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Do đó, việc phát triển các công cụ phát hiện Deepfake mang tính cấp bách hơn bao giờ hết. Bài viết này sẽ giới thiệu tổng quan về một số kỹ thuật và công cụ phát hiện Deepfake hiệu quả.
16:00 | 09/08/2024
Hiện nay, lĩnh vực thương mại điện tử đang trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ, phục vụ nhu cầu mua sắm, trao đổi hàng hóa và dịch vụ cho hàng tỉ người dùng trên toàn cầu thông qua phương tiện điện tử và Internet. Những thách thức chính mà thương mại điện tử phải đối mặt hiện nay đó là các hình thức lừa đảo qua mạng và đánh cắp thông tin người dùng. Bài báo này trình bày những thách thức, yêu cầu đặt ra và những giải pháp an toàn cơ bản cho hệ thống thương mại điện tử hiện nay.
10:00 | 17/05/2024
Mã độc không sử dụng tệp (fileless malware hay mã độc fileless) còn có tên gọi khác là “non-malware”, “memory-based malware”. Đây là mối đe dọa không xuất hiện ở một tệp cụ thể, mà thường nằm ở các đoạn mã được lưu trữ trên RAM, do vậy các phần mềm anti-virus hầu như không thể phát hiện được. Thay vào đó, kẻ tấn công sử dụng các kỹ thuật như tiêm lỗi vào bộ nhớ, lợi dụng các công cụ hệ thống tích hợp và sử dụng các ngôn ngữ kịch bản để thực hiện các hoạt động độc hại trực tiếp trong bộ nhớ của hệ thống. Bài báo tìm hiểu về hình thức tấn công bằng mã độc fileless và đề xuất một số giải pháp phòng chống mối đe dọa tinh vi này.
Trong bối cảnh chuyển đổi số và ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin (CNTT) thì xu hướng kết nối liên mạng để chia sẻ cơ sở dữ liệu (CSDL) trở nên tất yếu. Các hệ thống công nghệ vận hành (Operational Technology - OT) cũng không nằm ngoài xu hướng này, quá trình đó được gọi là Hội tụ IT/OT. Do vậy, nhu cầu truyền dữ liệu một chiều giữa các mạng độc lập ngày càng tăng để phục vụ cho mục đích khai thác dữ liệu. Bài viết này giới thiệu một giải pháp mới dựa trên công nghệ vi mạch tích hợp khả trình (Field-Programmable Gate Array - FPGA), sử dụng cơ chế xử lý đa luồng tốc độ cao, giúp duy trì băng thông hệ thống mà không gây ra tình trạng treo hoặc nghẽn mạng, cho phép các kết nối yêu cầu thời gian thực. Đồng thời, bài viết cũng sẽ trình bày giải pháp giả lập giao thức TCP/IP hỗ trợ cho các giao thức truyền thông trong các hệ thống mạng điều khiển IT/OT.
09:00 | 06/01/2025
Xe tự hành (Autonomous Vehicles- AV) là một bước tiến lớn trong lĩnh vực công nghệ ô tô đang phát triển nhanh chóng hiện nay. Những chiếc xe tự hành được trang bị công nghệ tiên tiến, mang đến cải thiện hiệu quả về mặt an toàn và tiện lợi cho người dùng. Tuy nhiên, giống như bất kỳ tiến bộ công nghệ nào, AV cũng tạo ra những lo ngại về các mối đe dọa mới, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh mạng. Việc hiểu được những mối nguy hiểm này là rất quan trọng đối với cả chủ xe và những người đam mê công nghệ, vì chúng không chỉ ảnh hưởng đến sự an toàn của cá nhân mà còn ảnh hưởng đến sự an toàn của cộng đồng.
10:00 | 30/12/2024