Để ứng phó với sự cố an toàn thông tin (ATTT) kịp thời, hiệu quả, công tác chuẩn bị đóng vai trò quan trọng trên các phương diện: con người, trang thiết bị và kế hoạch.
Về con người: Con người là một trong ba yếu tố quan trọng nhất trong việc ứng cứu sự cố (ƯCSC). Mỗi tổ chức cần có một đội ngũ chuyên trách đảm nhiệm công việc này. Do đó, thành viên của đội ƯCSC cần được trang bị tốt nhiều kỹ năng cần thiết để ứng biến với các tình huống phát sinh. Các kỹ năng cơ bản phục vụ cho các hoạt động ứng cứu, xử lý sự cố gồm: kỹ năng cá nhân (giao tiếp viết và nói, trình bày, ngoại giao, đối phó với căng thẳng, giữ bí mật…), kỹ năng về trình độ kỹ thuật (khả năng lập trình, nguyên lý bảo mật, giao thức mạng, phân tích sự cố…).
Bên cạnh đó, thành viên đội ƯCSC cũng cần đạt được các chứng chỉ về ứng cứu sự cố như: EC-Council Certified Incident Handler (ECIH), GIAC Certified Incident Handler (GCIH), Incident Handling & Response Professional (IHRP)...
Về trang thiết bị: Cần chuẩn bị sẵn các công cụ, thiết bị phần cứng, phần mềm để dễ dàng và nhanh chóng sử dụng cho việc ứng cứu sự cố khi cần. Các công cụ có thể bao gồm: phần mềm chống mã độc, phần mềm điều tra số, card mạng, dây mạng, ổ cứng di dộng, USB, ổ đĩa CD rời, máy tính xách tay….
Về kế hoạch ứng cứu: Các tổ chức cần xây dựng sẵn các kịch bản nhằm ứng cứu và xử lý các sự cố mất ATTT mạng có thể xảy ra. Kế hoạch ứng cứu cần được xây dựng riêng cho từng loại sự cố khác nhau, vì mỗi sự cố khác nhau cần có cách xử lý, ứng cứu khác nhau. Đối với những sự cố có tính chất phức tạp, nằm ngoài khả năng xử lý thì cần tìm kiếm sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, như: nhà cung cấp dịch vụ (ISP), Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông…
Khi sự cố nghiêm trọng xảy ra những người tham gia họat động ứng cứu rất dễ gặp phải tình trạng căng thẳng dẫn đến hoảng loạn. Do đó, các thành viên đội ƯCSC cần phải có khả năng nhận biết khi ai đó đang ở trạng thái căng thẳng để có thể hỗ trợ kiểm soát, duy trì sự bình tĩnh. Cần phân bổ công việc phù hợp với chuyên môn của từng thành viên, tránh giao quá nhiều việc cho một cá nhân nào đó dẫn đên sự ức chế trong quá trình xử lý sự cố. Vai trò của người làm công tác điều phối là hết sức quan trọng khi sự cố xảy ra. Điều phối tốt giúp việc xử lý sự cố hiệu quả hơn, tránh những căng thẳng không mong muốn.
Xác định phạm vi ảnh hưởng của sự cố
Khi tiếp nhận thông tin về sự cố, người tham gia ứng cứu cần xem xét các thông tin liên quan đến sự cố đó như: phạm vi ảnh hưởng, mức độ thiệt hại, tác động gây ra bởi sự cố…. Từ đó, đưa ra một số việc cần ưu tiên làm sớm nhất, tránh tác động tiêu cực lan rộng. Để xác định phạm vi ảnh hưởng chính xác hơn, đội ƯCSC cần lưu ý một số thông tin quan trọng sau: nhật ký sự kiện (event logs), thông tin cảnh báo lỗi, dữ liệu trên thiết bị tường lửa, WAF, IDS, IPS…
Mục đích chính của việc làm này là hạn chế thiệt hại và ngăn chặn bất kỳ thiệt hại nào xảy ra thêm. Hành động ngăn chặn có thể chia thành ngắn hạn và dài hạn.
Ngăn chặn ngắn hạn là các hành động ứng phó tức thời nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của sự cố, không để thiệt hại lớn hơn. Hành động ngăn chặn ngắn hạn có thể gồm các hành động như cô lập hệ thống bị ảnh hưởng hay chặn địa chỉ IP trên các hệ thống an ninh.
Còn ngăn chặn dài hạn là hoạt động sau sự cố, các kế hoạch giúp nâng cao khả năng bảo mật cho hệ thống.
Mất dữ liệu và các chứng cứ liên quan đến sự cố là vấn đề rất nghiêm trọng. Nó đồng nghĩa với việc tổ chức phải mất thêm thời gian và tiền bạc để khắc phục sự cố, còn làm mất đi chứng cứ quan trọng thì tổ chức sẽ không có cơ sở để điều tra, đưa sự việc ra pháp luật.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất dữ liệu, có thể trong quá trình ứng cứu xử lý sự cố người làm vô tình xóa mất dữ liệu, dữ liệu mất do bị tin tặc đánh cắp hay do hỏng thiết bị lưu trữ... Khi sự cố xảy ra, nhiều chứng cứ được lưu vết lại trên máy tính, trong đó có những chứng cứ ở trạng thái rất dễ bị mất nếu không biết xử lý đúng cách (như các chứng cứ được lưu trên RAM). Do đó, trước khi bắt đầu thực hiện công việc ứng cứu sự cố thì việc sao lưu dữ liệu và lưu trữ các chứng cứ là việc làm hết sức quan trọng.
Sự cố nếu được xử lý kịp thời và hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu tối đa mức độ thiệt hại cho tổ chức. Vì vậy, đội ƯCSC cần có sự chuẩn bị tốt nhất để đối phó với các sự cố có thể xảy đến trong tương lai.
Trịnh Xuân Hậu, Trung tâm CNTT&GSANM
15:00 | 02/07/2021
15:00 | 18/03/2020
14:00 | 27/10/2021
11:00 | 22/05/2020
14:00 | 31/05/2024
Song hành cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì việc phòng, chống tội phạm cũng đã có những bước tiến mạnh mẽ về công nghệ. Đồng thời cũng tồn tại nhiều bài toán khó và một trong số đó là việc nhận diện nhanh chóng tội phạm, đối tượng tình nghi ở những địa điểm công cộng như bến xe, bến tàu, nhà ga, sân bay,… Giải quyết được bài toán này càng sớm càng tốt sẽ mang lại rất nhiều ý nghĩa trong công tác phòng, chống tội phạm. Bài báo sẽ giới thiệu một giải pháp nhận dạng mặt người dựa trên giải thuật Adaboost và các đặc trưng Haar-like qua đó giúp quá trình phát hiện tội phạm chính xác và nhanh chóng hơn.
07:00 | 08/04/2024
Thiết bị truyền dữ liệu một chiều Datadiode có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) cho việc kết nối liên thông giữa các vùng mạng với nhau, đặc biệt giữa vùng mạng riêng, nội bộ với các vùng mạng bên ngoài kém an toàn hơn. Khi chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số của Quân đội được quan tâm, đẩy mạnh phát triển. Việc liên thông các mạng với nhau, giữa mạng trong và mạng ngoài, giữa mạng truyền số liệu quân sự (TSLQS) và mạng Internet, giữa các hệ thống thông tin quân sự và cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư, bảo hiểm y tế và các CSDL dùng chung khác yêu cầu phải kết nối. Bài báo sẽ trình bày giải pháp truyền dữ liệu một chiều Datadiode cho phép các ứng dụng giữa hai vùng mạng kết nối sử dụng giao thức Webservice/RestAPI.
14:00 | 04/03/2024
Ngày nay, tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội đều có xu hướng tích hợp và tự động hóa, trong đó các giao dịch số là yêu cầu bắt buộc. Do vậy, các tấn công lên thiết bị phần cứng, đặc biệt là các thiết bị bảo mật có thể kéo theo những tổn thất to lớn như: lộ thông tin cá nhân, bị truy cập trái phép hoặc đánh cắp tài khoản ngân hàng,… So với các loại tấn công khác, tấn công kênh kề hiện đang có nhiều khả năng vượt trội. Trong bài báo này, nhóm tác giả sẽ trình bày sơ lược về kết quả thực hành tấn công kênh kề lên mã khối Kalyna trên hệ thống Analyzr của Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công thành công và khôi phục đúng 15 byte khóa trên tổng số 16 byte khóa của thuật toán Kalyna cài đặt trên bo mạch Nucleo 64.
15:00 | 19/02/2024
SoftEther là phần mềm xây dựng mạng riêng ảo (Virtual Private Network - VPN ) cho phép hoạt động ở lớp 2 trong mô hình OSI (lớp liên kết dữ liệu). SoftEther tích hợp nhiều giao thức VPN mà có thể hoạt động ở các lớp khác nhau, trong đó có giao thức SE-VPN hoạt động ở lớp 2. Bài viết này giới thiệu về giải pháp máy chủ VPN tích hợp SoftEther, cũng như trình bày về cách xử lý, đóng gói gói tin của giao thức SE-VPN được sử dụng trong máy chủ SoftEther.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, số lượng các phần mềm chương trình được công bố ngày càng lớn. Song hành với đó là việc tin tặc luôn tìm cách phân tích, dịch ngược các chương trình nhằm lấy cắp ý tưởng, bẻ khóa phần mềm thương mại gây tổn hại tới các tổ chức, cá nhân phát triển phần mềm. Đặc biệt, trong ngành Cơ yếu có những chương trình có tích hợp các thuật toán mật mã ở mức mật và tối mật thì việc chống phân tích, dịch ngược có vai trò hết sức quan trọng. Do đó, việc phát triển một giải pháp bảo vệ các chương trình phần mềm chống lại nguy cơ phân tích, dịch ngược là rất cấp thiết.
16:00 | 04/08/2024
Có rất nhiều khái niệm về Zero Trust nhưng bạn đã thực sự hiểu về nó? Bài báo này sẽ đưa ra khái niệm dễ hiểu sự hình thành của thuật ngữ Zero Trust, các tác nhân, khu vực cần triển khai Zero Trust...
13:00 | 13/08/2024