Các vấn đề được giải quyết bằng máy tính lượng tử của Trung Quốc có thể được áp dụng để khai phá dữ liệu, thông tin sinh học, phân tích mạng và nghiên cứu mô hình hóa học. Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), nhóm nghiên cứu đã công bố kết quả thí nghiệm trên Tạp chí Physical Review vào tháng 5/2023.
“Công trình của chúng tôi hướng tới thử nghiệm giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong thực tiễn mà những siêu máy tính truyền thống chưa xử lý được", trưởng nhóm nghiên cứu Pan Jianwei, nhà vật lý tới từ Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc - người được mệnh danh là “cha đẻ của khoa học công nghệ” tại quốc gia này cho biết.
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã sử dụng Jiuzhang để giải quyết một vấn đề thách thức máy tính truyền thống. Theo đó, Jiuzhang đã sử dụng hơn 200.000 mẫu để giải quyết vấn đề. Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã sử dụng máy tính lượng tử để thực hiện và tăng tốc hai thuật toán tìm kiếm ngẫu nhiên và giải thuật luyện thép (Simulated Annealing) thường dùng trong AI.
Với siêu máy tính nhanh nhất thế giới cần 700 giây để tạo ra mỗi mẫu, tức là sẽ mất gần 5 năm để xử lý hơn 200.000 mẫu. Thế nhưng, Jiuzhang chỉ mất chưa đầy 1 giây. Danh sách nhiệm vụ mở rộng hơn mang đến lợi thế cho máy tính lượng tử so với máy tính thường.
Đối với máy tính truyền thống, bit là một tín hiệu điện tử được bật hoặc tắt, do đó giá trị của bit truyền thống có thể là 1 (bật) hoặc 0 (tắt). Qubit (Quantum bit) tiến xa hơn, nó có thể đại diện cho 0, 1 hoặc cả hai trạng thái cùng lúc. Đây là một trong những ví dụ đơn giản nhất về tính đặc thù của cơ học lượng tử. Vì thông tin cơ bản của máy tính lượng tử có thể biểu thị tất cả các khả năng đồng thời, về lý thuyết, chúng nhanh và mạnh hơn nhiều so với máy tính thông thường mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Về lý thuyết, máy tính lượng tử nhanh và mạnh hơn nhiều so với máy tính thông thường. Tuy nhiên, các hạt hạ nguyên tử ở trung tâm của công nghệ này rất mong manh, chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và dễ bị lỗi nếu ảnh hưởng với một sự xáo trộn nhỏ từ môi trường xung quanh. Đa số máy tính lượng tử hoạt động trong môi trường cực lạnh và biệt lập để tránh bị gián đoạn.
Jiuzhang, được đặt tên theo một văn bản toán học 2.000 năm tuổi của Trung Quốc, sử dụng ánh sáng làm phương tiện vật lý để tính toán. Không giống như các máy tính lượng tử khác, Jiuzhang không cần phải hoạt động tách biệt ở nhiệt độ cực thấp trong môi trường kín và có thể hoạt động ổn định lâu hơn.
Nguyệt Thu
(Theo SCMP)
10:00 | 04/07/2023
14:00 | 19/07/2023
14:00 | 17/08/2023
16:00 | 21/07/2023
09:00 | 10/07/2023
09:00 | 04/07/2023
10:00 | 13/11/2023
Trong 2 ngày 9/11 và 10/11 tại Bangkok (Thái Lan) đã diễn ra cuộc thi An toàn thông tin Cyber SEA Game 2023. Đây là cuộc thi kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin mạng dành cho đối tượng trẻ của ASEAN. Đội Nu_RobinHust gồm 4 sinh viên Đinh Thái Sơn, Trịnh Thăng Việt Anh, Vũ Chí Thành và Nguyễn Hoàng Huy đến từ trường Đại học CNTT-TT, Đại học Bách khoa Hà Nội đã xuất sắc giành giải Nhì cuộc thi.
14:00 | 04/10/2023
Trong thông báo đăng trên blog ngày 25/9, OpenAI cho biết ứng dụng ChatGPT của hãng sắp tới sẽ có khả năng "nhìn, nghe và nói" khi tương tác với người dùng.
22:00 | 28/09/2023
Sáng ngày 28/9, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2023-2024. Đến dự và phát biểu chỉ đạo có đồng chí Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ.
22:00 | 31/08/2023
Trong 4 ngày từ 28 - 31/8/2023, Đoàn công tác của Ban Cơ yếu Chính phủ do đồng chí Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban đã đến thăm và làm việc với các Tỉnh ủy: Tiền Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu và Kiên Giang nhằm tăng cường sự phối hợp và đẩy mạnh việc triển khai các nhiệm vụ về lĩnh vực cơ yếu, bảo mật và an toàn thông tin.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Chiều ngày 16/11, tại Hà Nội, Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội Nguyễn Mạnh Hùng đồng chủ trì buổi Lễ Ký kết Quy chế phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội và Ban Cơ yếu Chính phủ trong công tác bảo mật, an toàn thông tin của Văn phòng Quốc hội.
09:00 | 17/11/2023
Sáng 1/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Buổi gặp mặt báo chí giới thiệu về Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào – Campuchia lần thứ nhất. Thiếu tướng Lê Xuân Sang, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn/Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam chủ trì buổi gặp mặt. Thiếu tướng Văn Ngọc Quế, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng; Đại tá Nguyễn Duy Minh, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại và Đại tá Lê Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Quân y/TCHC cùng tham gia cung cấp thông tin cho các đại biểu tham dự buổi gặp mặt.
11:00 | 01/12/2023