AI tạo sinh là một công nghệ tiên tiến, đã cách mạng hóa nhiều ngành công nghiệp khác nhau thông qua việc cho phép máy móc tạo ra nội dung giống với công việc do con người tạo ra. Nó bao gồm một loạt ứng dụng, từ tạo văn bản đến tổng hợp hình ảnh và thậm chí cả sáng tác nhạc, thơ văn,... Khác với AI truyền thống, AI tạo sinh không chỉ phản ánh dữ liệu đã biết mà còn sử dụng hiểu biết của mình để tạo ra nội dung mới. Tiến bộ nổi bật của AI tạo sinh là khả năng "học chuyển giao" (transfer learning). Điều này cho phép mô hình AI áp dụng kiến thức đã học từ một lĩnh vực và sử dụng nó trong một lĩnh vực khác, mở ra những khả năng sáng tạo không giới hạn. AI tạo sinh không chỉ hiểu dữ liệu mà còn có thể "tưởng tượng" và "sáng tạo", mở rộng khả năng ứng dụng từ việc giải quyết các vấn đề đơn lẻ đến việc tạo ra các giải pháp mới và độc đáo.
Một ứng dụng nổi bật của AI tạo sinh là ChatGPT, được xây dựng trên GPT-3 do OpenAI phát triển. Trong năm 2023, nhiều mô hình AI tương tự ChatGPT đã ra đời với sự tham gia của các ông lớn về công nghệ như Google, Microsoft, Alibaba. Năm 2024, các ứng dụng của chúng sẽ phổ biến hơn, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận hơn.
Với sự xuất hiện của GPT-4 và dự kiến GPT-5, AI tạo sinh trở thành hệ thống thông minh siêu cấp, có khả năng xử lý thông tin với hàng nghìn tỷ tham số. Sự phát triển này không chỉ là một bước tiến về mặt kỹ thuật mà còn mở ra khả năng giao tiếp giữa con người và máy móc ở một mức độ mới. Các phiên bản nâng cấp này được cải thiện về tốc độ xử lý, độ chính xác và mức độ liên quan của thông tin được tạo ra mà không cần hướng dẫn chi tiết.
Dự kiến năm 2024, chúng ta sẽ chứng kiến sự phát triển vượt bậc của AI tạo sinh, không chỉ trong việc tạo ra văn bản và hình ảnh mà còn trong việc tạo ra âm thanh và video. Công nghệ này sẽ mở rộng biên giới của sáng tạo, cho phép chúng ta tạo ra các tác phẩm nghệ thuật độc đáo và cá nhân hóa, từ những bản nhạc phức tạp đến các cảnh quay phim ảo. Đặc biệt, sự kết hợp giữa AI tạo sinh với công nghệ thực tế ảo VR và thực tế ảo tăng cường AR sẽ tạo nên một thế giới sống động, nơi người dùng có thể tương tác và trải nghiệm một cách chân thực như ngoài đời thực.
OpenAI giới thiệu phiên bản chat GPT-5
Thách thức về vấn đề an ninh mạng
AI tạo sinh như các mô hình sinh tự động học (GANs), có thể tạo ra hình ảnh, văn bản và âm thanh giống thật đến mức khó phân biệt được với những dữ liệu thực tế. Điều này đặt ra một số thách thức đối với an ninh mạng:
Sản xuất thông tin giả mạo: AI tạo sinh có thể được sử dụng để tạo ra thông tin giả mạo như hình ảnh kỹ thuật số, video hoặc văn bản giả mạo. Điều này có thể dẫn đến việc lan truyền thông tin sai lệch.
Phishing và xâm nhập thông tin cá nhân: Tin tặc có thể sử dụng AI tạo sinh để tạo ra các email, trang web hoặc tài liệu giả mạo nhằm lừa đảo người dùng và đánh cắp thông tin cá nhân, thông tin đăng nhập hoặc tài khoản ngân hàng.
Tấn công vào hệ thống nhận dạng: Hệ thống nhận dạng dựa trên hình ảnh hoặc âm thanh có thể bị đánh lừa bởi dữ liệu được tạo ra bởi AI tạo sinh. Ví dụ, hệ thống nhận dạng khuôn mặt có thể không phân biệt được giữa hình ảnh thật và hình ảnh được tạo ra bởi AI tạo sinh.
Tấn công vào hệ thống an ninh video và giám sát: AI tạo sinh có thể tạo ra hình ảnh và video giả mạo để phá hoại hệ thống giám sát và an ninh, gây ra nhầm lẫn hoặc giảm hiệu quả của các hệ thống này.
Tạo ra mã độc và phần mềm độc hại mới: AI tạo sinh có thể được sử dụng để tạo ra mã độc và phần mềm độc hại mới, tránh được sự phát hiện bởi các phương pháp truyền thống.
Thách thức đối với vấn đề xã hội
Nguy cơ mất việc làm: AI tạo sinh có thể thay thế công việc của con người trong nhiều lĩnh vực, từ nghệ thuật đến công nghệ. Điều này có thể dẫn đến mất việc làm đối với những người làm việc trong các ngành nghề có thể được tự động hóa bởi AI tạo sinh .
Gia tăng khoảng cách kỹ thuật: Sự phát triển của AI tạo sinh có thể tạo ra khoảng cách kỹ thuật giữa những quốc gia, tổ chức và cá nhân có khả năng tiếp cận công nghệ này và những người không có. Điều này có thể tăng cường sự bất bình đẳng và gây ra một loạt các vấn đề về công bằng xã hội.
Vấn đề bản quyền và văn hóa: Việc sử dụng AI tạo sinh để tạo ra nội dung văn hóa có thể gây ra những vấn đề về bản quyền, đạo đức và ảnh hưởng văn hóa. Có nguy cơ rằng các tác phẩm được tạo ra bằng AI tạo sinh có thể bị lạm dụng hoặc sử dụng một cách không đạo đức.
Thách thức về đạo đức và trách nhiệm: Việc sử dụng AI tạo sinh để tạo ra thông tin giả mạo có thể dẫn đến những vấn đề về trách nhiệm và đạo đức trong việc sử dụng công nghệ này. Vì vậy cần có các quy định và quy tắc rõ ràng để hạn chế việc lạm dụng và đảm bảo sự đạo đức trong việc sử dụng AI tạo sinh.
Trương Đình Dũng
(Tổng hợp)
09:00 | 06/12/2023
18:00 | 22/09/2023
14:00 | 09/05/2024
17:00 | 31/08/2024
13:00 | 26/02/2024
16:00 | 21/08/2024
Ngày 18/8, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Lễ khởi công Dự án Trung tâm Trí tuệ nhân tạo - Đô thị phụ trợ đã chính thức diễn ra. Dự án trọng điểm này bao gồm 3 phân khu chức năng chính: Trung tâm trí tuệ nhân tạo, Khu giáo dục và đào tạo, và Khu đô thị phụ trợ.
16:00 | 04/08/2024
Để chuẩn bị cho Đại hội thi đua yêu nước của ngành Cơ yếu Việt Nam giai đoạn 2019 - 2024 (diễn ra vào ngày 5/8), sáng ngày 04/8, Đoàn công tác của ngành Cơ yếu Việt Nam do Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ làm Trưởng đoàn đã đến thắp hương, báo công dâng Bác tại Khu di tích K9 - Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội.
16:00 | 26/07/2024
Ngày 9/7 vừa qua, Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) và Hiệp hội Ngân hàng Singapore (ABS) đã công bố một yêu cầu mới tác động đến tất cả các ngân hàng trong nước nhằm loại bỏ dần việc sử dụng mật khẩu một lần (OTP) trong vòng ba tháng tới.
17:00 | 04/07/2024
Sáng 04/7, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác giám sát an toàn thông tin cho các hệ thống công nghệ thông tin trọng yếu giai đoạn 2019 - 2024.
Sau đây là một số dấu mốc quan trọng, tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam liên quan đến ngày 08 tháng 9 mà Tạp chí An toàn thông tin điện tử tổng hợp. Xin kính mời quý vị và các bạn lắng nghe.
12:00 | 08/09/2024
Chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024” kết thúc để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và xúc cảm sâu sắc trong lòng người xem. Phóng viên Tạp chí An toàn thông tin đã ghi nhận lại cảm xúc của các cán bộ, nhân viên ngành Cơ yếu khi xem chương trình.
12:00 | 08/09/2024
Google chính thức giới thiệu hai tính năng Gemini mới cho Gmail, tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ người dùng viết và chỉnh sửa email, cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc.
11:00 | 03/09/2024