Hình 1. Thị trường mật mã lượng tử toàn cầu dự đoán cho năm 2028 (nguồn: MarketsandMarkets.com)
Dự báo của MarketsandMarkets được ban hành vào tháng 4/2023 kỳ vọng thị trường mật mã lượng tử (MMLT) sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) hàng năm là 41,2% trong 5 năm tới, đạt mức trên 3 tỷ USD vào năm 2028. Các nhà nghiên cứu đánh giá, MMLT bảo mật liên lạc sử dụng các nguyên tắc của cơ học lượng tử là một phương pháp tốt nhất hiện nay để bảo mật các kênh liên lạc và dữ liệu.
Các cuộc tấn công mạng gia tăng trong kỷ nguyên số hoá làm nổi bật nhu cầu về các biện pháp bảo mật tiên tiến, trong đó có MMLT nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu nhạy cảm. Một ví dụ được chỉ ra là cuộc tấn công mã độc tống tiền vào hệ thống Đường ống dẫn dầu Colonial của Mỹ. Những kẻ tấn công đã sử dụng phương pháp mã hoá phức tạp để mã hoá dữ liệu của công ty này và yêu cầu khoản tiền chuộc trị giá 4,4 triệu USD bằng Bitcoin để khôi phục quyền truy cập vào dữ liệu. Nếu công ty sử dụng MMLT để bảo mật thông tin và truyền dữ liệu thì những kẻ tấn công sẽ không thể giải mã và cuộc tấn công đã không thể xảy ra.
Tuy nhiên, một trong những khó khăn khi triển khai MMLT là chi phí còn rất cao. Thiết bị thiết yếu của MMLT rất đắt tiền, kèm theo đó là công nghệ lượng tử còn khá xa lạ hoặc là chưa tiếp cận được với tất cả các ngành công nghiệp. Bên cạnh chi phí triển khai MMLT cao do phần cứng cần thiết giá thành cao, khó sản xuất, còn cần phải có chuyên môn để thiết kế và vận hành các hệ thống MMLT.
Một ví dụ điển hình về sự thách thức đối với thương mại hoá MMLT đó là triển khai hệ thống phân phối khoá lượng tử (QKD). QKD được thiết kế để trao đổi khoá mã giữa hai bên sử dụng MMLT. Mặc dù QKD đã được chứng minh trong phòng thí nghiệm và thành công trong cài đặt thử nghiệm, nhưng việc thương mại hoá các hệ thống QKD còn chậm do chi phí chế tạo thiết bị quá cao và rất phức tạp trong triển khai QKD trong thực tế.
Mặc dù vậy, các ngành công nghiệp quan trọng đang rất cần các giải pháp bảo mật cao dẫn tới gia tăng nhu cầu áp dụng MMLT. Thêm vào đó là sự lo ngại về máy tính lượng tử, tuyên bố rằng máy tính lượng tử thực sự có thể phá vỡ các phương pháp mã hóa truyền thống cũng thúc đẩy ứng dụng MMLT. Khác biệt với mật mã truyền thống, MMLT ứng dụng các nguyên lý vật lý lượng tử để bảo mật thông tin chống phá mã, chặn và đánh cắp thông tin.
Giới chuyên môn đánh giá MMLT là giải pháp bảo mật tốt nhất hiện nay giúp các tổ chức tài chính bảo mật dữ liệu cá nhân nhạy cảm, giao dịch trực tuyến của hệ thống ngân hàng và các ngân hàng kỹ thuật số…
Hệ sinh thái của MMLT bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó có hệ thống phân phối khóa lượng tử, bộ tạo số ngẫu nhiên lượng tử và các tiêu chuẩn lượng tử.
Hình 2. Các thành phần của Hệ sinh thái MMLT (nguồn: MarketsandMarkets.com)
Thị trường MMLT sẽ có sự cạnh tranh mang tính khu vực và toàn cầu. Các nhà nghiên cứu quan tâm tới các thị trường như: Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Phi.
Nổi bật nhất thị trường MMLT là khu vực Bắc Mỹ, bao gồm các quốc gia phát triển với nền kinh tế mạnh, trong đó có Mỹ và Canada, có công nghệ tiên tiến với cơ sở hạn tầng phát triển. Bắc Mỹ hiện đã là khu vực mạnh về nghiên cứu và đầu tư cho phát triển MMLT với nhiều tổ chức học thuật và có các công ty tư nhân hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ lượng tử. Chính phủ Mỹ đã đầu tư rất lớn vào nghiên cứu công nghệ lượng tử thông qua các chương trình như Đạo luật Sáng kiến Lượng tử Quốc gia. Canada cũng đã công bố Chiến lược lượng tử quốc gia của Canada, chiến lược này sẽ định hình tương lai của công nghệ lượng tử ở Canada và giúp tạo ra hàng nghìn việc làm trong lĩnh vực này.
Trong Dự báo của MarketsandMarkets đã nêu ra các công ty/doanh nghiệp xuất hiện trên thị trường MMLT, bao gồm các nhà cung cấp thiết bị và giải pháp MMLT với các dịch vụ thiết kế và tư vấn, triển khai và tích hợp, hỗ trợ và bảo trì.
Các công ty/doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực MMLT gồm: ID Quantique (Thụy Sĩ), QuintessenceLabs (Úc), Toshiba (Nhật Bản), QuantumCTek (Trung Quốc), Magiq Technologies (Mỹ), Crypta Labs (Anh), Qasky (Trung Quốc), NEC (Nhật Bản), PQShield (Anh), VeriQloud (Pháp),...
Nguyễn Ngoan
09:00 | 10/07/2023
10:00 | 20/07/2023
09:00 | 01/08/2023
10:00 | 11/10/2023
Việc kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm là kiểm tra, đánh giá sản phẩm đó có đạt được các yêu cầu về chất lượng theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hay không. Để tạo ra kết quả chuẩn xác của một cuộc đánh giá cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người. Bài viết sau sẽ giới thiệu về tiêu chuẩn ISO/IEC 19896-2:2018 cung cấp các yêu cầu về chuyên ngành để chứng minh cho các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và hiệu quả của các cá nhân trong việc thực hiện các dự án kiểm tra an toàn phù hợp với các tiêu chuẩn TCVN 12211:2018 (ISO /IEC 24759) và TCVN 11295:2016 (ISO/IEC 19790) cung cấp chi tiết các yêu cầu an toàn đối với mô-đun mật mã.
15:00 | 28/07/2022
Đây là chủ đề của buổi Tọa đàm do Tạp chí An toàn thông tin tổ chức vào sáng ngày 27/7, với sự tham dự của Đại tá, TS. Hồ Văn Hương, Cục trưởng Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ.
15:00 | 24/02/2022
Zodiac-340 là một bản mã dựa trên các mã pháp cổ điển là thay thế và hoán vị, nhưng việc phá nó không hề dễ. Trong [1] cũng đã trích dẫn nhiều bài viết về lời giải của Zodiac-340. Trên trang web của Hiệp hội quốc tế về nghiên cứu mật mã, ngày 12/12/2021 đã xuất bản bài viết của Joachim von zur Gathen với nhan đề “Unicity distance of the Zodiac-340 cipher”. Bài viết này sẽ trình bày lại kết quả của nghiên cứu này.
09:00 | 28/12/2021
Hội nghị truyền hình đang được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực và càng được ứng dụng nhiều hơn nhờ sự phát triển mạnh của môi trường truyền dẫn thông qua mạng Internet. Song song tồn tại với công nghệ hội nghị truyền hình sử dụng MCU, thì công nghệ hội nghị truyền hình dựa trên SFU đã và đang được ứng dụng nhiều trong các phần mềm thương mại như Vydio, Google Hangouts và Google Meet và Facebook Messenger. Bài viết sẽ giới thiệu về những công nghệ lõi trong SFU, cũng như các giải pháp bảo mật dữ liệu truyền thông cho mô hình SFU. Qua đó, chúng ta có thể xây dựng riêng một hệ thống hội nghị truyền hình có bảo mật dựa trên mô hình SFU. Bài viết được tổ chức thành hai phần: Phần I sẽ giới thiệu những công nghệ lõi sử dụng trong mô hình họp trực tuyến SFU. Phần II sẽ trình bày về thuật toán kiểm soát tắc nghẽn GCC và vấn đề bảo mật dữ liệu trong mô hình họp trực tuyến SFU.