Bộ Tư pháp Hoa Kỳ vừa công bố bản cáo trạng nhằm vào Mark Sokolovsky, 26 tuổi, quốc tịch Ukraine vì xây dựng và phát tán loại mã độc nguy hiểm có tên gọi Racoon Stealer.
Mã độc Racoon Stealer bắt đầu xuất hiện và lây lan nhanh chóng vào năm 2019. Tin tặc có thể thuê loại mã độc này với giá 200 USD/tháng để tấn công các mục tiêu được nhắm trước. Racoon Stealer sẽ gửi các tin nhắn và email nội dung lừa đảo đến nạn nhân, chẳng hạn các thông tin liên quan đến đại dịch Covid-19… để lừa nạn nhân cài mã độc. Ngoài ra, mã độc này cũng được mạo danh dưới dạng các phần mềm tiện ích dành cho Windows để qua mặt người dùng.
Loại mã độc này sau khi lây nhiễm lên máy tính chạy Windows sẽ lấy cắp các thông tin quan trọng được người dùng lưu trữ như mật khẩu đăng nhập các tài khoản trực tuyến, số thẻ tín dụng, địa chỉ ví tiền điện tử và nhiều thông tin nhạy cảm khác. Tin tặc sử dụng Racoon Stealer có thể lấy cắp tiền từ tài khoản của nạn nhân hoặc rao bán các thông tin cá nhân thu thập được trên mạng.
Cơ quan điều tra của Mỹ ước tính mã độc Racoon Stealer đã lây nhiễm vào hơn một triệu máy tính chạy Windows trên toàn cầu và thu thập thông tin đăng nhập của 50 triệu tài khoản trực tuyến, ngân hàng.
Mark Sokolovsky hiện đang phải đối mặt với án tù lên đến 27 năm cho các tội danh phát tán mã độc, xâm nhập hệ thống máy tính, lấy cắp thông tin cá nhân…
Dù tin tặc đứng sau mã độc Racoon Stealer đã bị bắt giữ, loại mã độc này vẫn đang được các tin tặc khác tiếp tục phát triển để phát tán trên mạng Internet. Do vậy, người dùng cần phải cảnh giác để tránh lây nhiễm các loại mã độc nguy hiểm gây mất an toàn thông tin cá nhân.
M.H
14:00 | 27/10/2022
10:00 | 16/02/2023
13:00 | 25/10/2022
10:00 | 15/12/2022
14:00 | 11/10/2024
09:00 | 10/10/2022
10:00 | 03/03/2025
Theo Christiaan Beek, Giám đốc phân tích nguy cơ cấp cao của hãng bảo mật Rapid7 (Hoa Kỳ), 2024 là năm của các cuộc tấn công liên tiếp. Báo cáo của hãng cho thấy, số lượng các vụ tấn công từ những băng nhóm mã độc tống tiền tăng mạnh vào năm ngoái với số tiền chuộc có thể lên tới 380 triệu USD. Trung bình tiền chuộc của mỗi vụ là 200.000 USD.
14:00 | 28/02/2025
Một nhóm tin tặc của Triều Tiên đã bị phát hiện có liên quan đến chiến dịch tấn công mạng nhắm vào các lĩnh vực kinh doanh, chính phủ và tiền điện tử của Hàn Quốc.
22:00 | 31/01/2025
Sau khi gây sốt trên toàn cầu, công ty trí tuệ nhân tạo Trung Quốc DeepSeek liên tiếp gặp sự cố.
16:00 | 22/01/2025
Trong tháng 12, Microsoft, Adobe và SAP đã phát hành bản vá cho các sản phẩm của mình. Người dùng cần khẩn trương cài đặt bản vá để phòng tránh rủi ro mất an toàn thông tin.
Google đã kịp thời khắc phục một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên thiết bị USB, giúp hơn một tỷ thiết bị Android thoát khỏi nguy cơ bị tấn công.
11:00 | 11/03/2025