Chương trình đánh cắp dữ liệu ShadowVaul nhắm mục tiêu vào các thiết bị macOS và có khả năng trích xuất mật khẩu, chi tiết thẻ tín dụng, cookie cũng như tất cả thông tin trình duyệt Chromium và Firefox.
Phần mềm độc hại đánh cắp thông tin từ lâu đã nhắm mục tiêu vào các thiết bị Microsoft Windows, trong khi macOS được coi là một hệ điều hành an toàn hơn. Do đó, tin tặc có xu hướng phát triển phần mềm độc hại, phần mềm đánh cắp thông tin và các công cụ có hại khác cho Windows, vì điều này mang lại cho chúng nhiều cơ hội hơn.
ShadowVault ban đầu được phát hiện vào tháng 6 bởi công ty an ninh mạng có trụ sở tại Israel, công ty này đã đề cập ngắn gọn về nó trong một bài đăng trên blog được phát hành vào ngày 19/6. Thông báo chính thức đã mất thêm ba tuần để được ban hành.
Vì phần mềm độc hại của tin tặc từ lâu đã nhắm mục tiêu vào các thiết bị Microsoft Windows nên macOS thường được coi là một hệ điều hành an toàn hơn. Theo truyền thống, tin tặc thường có xu hướng tập trung vào việc vũ khí hóa phần mềm độc hại khỏi hệ sinh thái “khép kín” hơn của Apple. Nhưng với một chương trình đánh cắp thông tin khác, Atomic, được phát hiện vào tháng 4 dành riêng cho các thiết bị macOS, khiến người dùng thiết bị của hệ điều hành này phải cẩn trọng hơn.
Quảng cáo dark web trên diễn đàn ngầm XSS cung cấp dịch vụ tội phạm của ShadowVault với giá 500 USD một tháng
Các nhà điều tra của Guardz đã phát hiện ra ShadowVault trên diễn đàn dark web XSS, sau khi bí mật theo dõi bằng cách sử dụng hình đại diện ẩn danh. Bằng cách này, Guardz cho biết họ đã tìm cách bảo vệ khách hàng của mình, phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là những đối tượng có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất từ một cuộc tấn công mạng.
Dor Eisner, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Guardz cho biết: “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không bao giờ nên cho rằng họ không phải là mục tiêu sinh lợi hoặc coi việc bảo mật hệ thống và thiết bị của họ là điều hiển nhiên. Trên thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nạn nhân chính của các mối đe dọa mạng thế hệ mới”. Dor Eisner đã thúc giục các doanh nghiệp vừa và nhỏ duy trì và cập nhật phần mềm và hệ điều hành theo định kỳ sớm nhất có thể, ông cho biết thêm: “Vì các doanh nghiệp có ít tài nguyên hơn nên các giải pháp an ninh mạng toàn diện bao gồm các cơ chế phát hiện và ứng phó với mối đe dọa nâng cao là đặc biệt quan trọng”.
Thu Hằng
11:00 | 04/04/2024
10:00 | 25/02/2020
10:00 | 22/09/2023
10:00 | 24/04/2024
10:00 | 28/08/2023
17:00 | 22/12/2023
09:00 | 06/04/2021
15:00 | 03/09/2023
14:00 | 20/03/2025
Công ty an ninh mạng Tarlogic (Tây Ban Nha) cho biết đã phát hiện một lệnh ẩn được mã hóa trong chip ESP32 do Espressif (Trung Quốc) sản xuất, có nguy cơ bị tin tặc khai thác bằng cách mạo danh một thiết bị đáng tin cậy và truy cập thông tin được lưu trữ. Qua đó, tin tặc có thể do thám người dùng hoặc thực hiện các hành động mờ ám khác.
09:00 | 24/02/2025
Vụ tấn công lớn nhất lịch sử tiền mã hóa đã diễn ra vào ngày 21/2, khi ví Bybit đã bị hacker lấy đi số ETH trị giá 1,46 tỷ USD. Trước đó, Bybit thu hút giới đầu tư tiền mã hóa bởi việc tuyên bố không niêm yết Pi và ám chỉ rằng đó là dự án lừa đảo.
08:00 | 21/02/2025
Một lỗ hổng định danh CVE-2025-1240 với điểm CVSS 7,8 được phát hiện trong phần mềm giải nén Winzip có khả năng cho phép kẻ tấn công từ xa thực thi mã tùy ý trên các hệ thống bị ảnh hưởng. Đây là một lỗ hổng Out-Of-Bound Write cho phép ghi ngoài vùng nhớ được cấp phát của chương trình.
12:00 | 14/01/2025
Hiệp hội thời tiết Nhật Bản (JWA) ngày 09/1 thông báo, tổ chức này đã bị tấn công mạng và tạm thời khiến website thông tin mà tổ chức này vận hành không thể truy cập được.
Juniper Networks đã phát hành bản vá khẩn cấp để giải quyết một lỗ hổng bảo mật đang bị khai thác tích cực trong hệ điều hành Junos OS định danh CVE-2025-21590. Lỗ hổng này cho phép kẻ tấn công cục bộ có thể thực thi mã tùy ý, ảnh hưởng đến nhiều phiên bản của Junos OS. Kẻ tấn công có quyền truy cập cao có thể tiêm mã tùy ý và làm tổn hại đến thiết bị bị ảnh hưởng.
10:00 | 21/03/2025