Gallium còn có tên gọi khác là Soft Cell nổi tiếng với các cuộc tấn công nhắm mục tiêu vào các công ty viễn thông từ năm 2012. Nhóm tin tặc này được nhà nước hậu thuẫn có liên quan đến một loạt các cuộc tấn công nhắm vào 5 công ty viễn thông lớn ở Đông Nam Á kể từ năm 2017.
Tuy nhiên trong năm 2021, nhóm tin tặc này đã mở rộng phạm vi tấn công, bao gồm các tổ chức tài chính và các tổ chức chính phủ đặt tại Afghanistan, Australia, Bỉ, Campuchia, Malaysia, Mozambique, Philippines, Nga và cả Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu cho biết PingPull là backdoor khó phát hiện vì nó sử dụng giao thức bản tin điều khiển Internet (Internet Control Message Protocol - ICMP) cho các giao tiếp lệnh và điều khiển (C&C).
PingPull dựa trên ngôn ngữ Visual C ++, giúp tin tặc có khả năng truy cập vào một reverse shell và chạy các lệnh tùy ý trên một máy chủ bị xâm nhập. Điều này bao gồm thao tác tệp, kiểm tra dung lượng lưu trữ và sửa đổi thuộc tính thời gian của tệp.
Các mẫu PingPull mà sử dụng giao thức ICMP Echo cho việc giao tiếp C&C sẽ giúp các gói truy vấn ICMP Echo (ping) kết nối được đến máy chủ C&C. Máy chủ C&C sau đó sẽ phản hồi các truy vấn Echo này bằng một gói Echo Reply để đưa ra các lệnh cho hệ thống.
Các biến thể PingPull cũng được xác định dựa trên HTTPS và TCP để giao tiếp với máy chủ C&C thay vì giao thức ICMP và hơn 170 địa chỉ IP được liên kết với nhóm tin tặc Gallium từ cuối năm 2020.
Chưa rõ các mạng lưới mục tiêu bị xâm phạm như thế nào, nhưng kẻ tấn công đã khai thác các ứng dụng có kết nối Internet để giành quyền truy cập ban đầu và triển khai phiên bản đã được sửa đổi của web shell Chopper đến từ Trung Quốc nhằm duy trì sự tồn tại trên hệ thống.
Các nhà nghiên cứu lưu ý: “Gallium vẫn là mối đe dọa nguy hiểm đối với các ngành viễn thông, tài chính và các tổ chức chính phủ Đông Nam Á, Châu Âu và Châu Phi. Mặc dù việc sử dụng giao thức ICMP không phải là một kỹ thuật mới, nhưng PingPull khiến cho việc phát hiện các kết nối giao tiếp C&C trở nên khó khăn hơn, vì rất ít tổ chức thực hiện kiểm tra lưu lượng ICMP trên mạng của họ".
Lê Phượng
13:00 | 21/07/2022
15:00 | 28/07/2022
13:00 | 02/08/2022
12:00 | 12/08/2022
18:00 | 16/08/2022
14:00 | 06/06/2022
09:00 | 23/08/2022
13:00 | 24/08/2022
10:00 | 14/06/2022
14:00 | 20/05/2022
14:00 | 31/08/2022
10:00 | 19/08/2022
13:00 | 30/09/2024
Cơ quan Cơ sở hạ tầng và An ninh mạng Hoa Kỳ (CISA) đã thêm 5 lỗ hổng vào danh mục Các lỗ hổng đã biết bị khai thác (KEV), trong đó có lỗ hổng thực thi mã từ xa (RCE) ảnh hưởng đến Apache HugeGraph-Server.
16:00 | 19/08/2024
Công ty sản xuất vàng Evolution Mining, một trong những nhà sản xuất vàng lớn nhất của Úc (cũng có mặt tại Canada) đã thông báo rằng, công ty bị tấn công bằng mã độc tống tiền vào ngày 08/8. Vụ tấn công đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống công nghệ thông tin của công ty.
10:00 | 23/07/2024
Ngày 19/7, dịch vụ đám mây Azure, Microsoft 365 và Teams của Microsoft gặp trục trặc khiến hàng nghìn chuyến bay trên toàn cầu bị hoãn, hủy và gây gián đoạn hoạt động tại nhiều sân bay. Nguyên nhân vấn đề được cho là xuất phát từ lỗi trong hệ thống của Công ty an ninh mạng toàn cầu CrowdStrike (Mỹ) - đối tác của Microsoft. Đây được coi là sự cố lớn nhất trong lịch sử với mức độ ảnh hưởng sâu rộng từ giao thông vận tải, ngân hàng đến an ninh, y tế...
09:00 | 20/06/2024
Mới đây, Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Hoa Kỳ (CISA) đã bổ sung một lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng đến Máy chủ WebLogic của Oracle vào danh mục Các lỗ hổng bị khai thác đã biết (KEV).
Một chuỗi các lỗ hổng bảo mật mới đã được phát hiện trong hệ thống in CUPS (Common Unix Printing System) Linux, có thể cho phép các tin tặc thực hiện chèn lệnh từ xa trong một số điều kiện nhất định.
09:00 | 11/10/2024