Lỗ hổng zero-day định danh CVE-2024-0519 có liên quan đến vấn đề truy cập bộ nhớ trái phép (out-of-bounds memory access) trong công cụ V8 JavaScript và WebAssugging, có thể bị các tác nhân đe dọa lợi dụng để gây ra sự cố.
Theo theo Bảng liệt kê điểm yếu chung (CWE) của MITER, kẻ tấn công có thể lấy được các giá trị bí mật bằng cách truy cập bên ngoài phạm vi bộ nhớ được cấp phép, chẳng hạn như địa chỉ bộ nhớ, bỏ qua các cơ chế bảo vệ như ASLR để tăng khả năng khai thác một điểm yếu khác nhằm đạt được thực thi mã thay vì chỉ gây ra sự cố từ chối dịch vụ.
Trên Cơ sở dữ liệu về lỗ hổng bảo mật quốc gia (NVD) của NIST đã chỉ ra quyền truy cập bộ nhớ ngoài giới hạn trong V8 trong Google Chrome trước 120.0.6099.224 đã cho phép kẻ tấn công từ xa có khả năng khai thác lỗi heap thông qua một trang HTML thủ công.
Các thông tin chi tiết bổ sung về bản chất của các cuộc tấn công và các tác nhân đe dọa đang khai thác chúng hiện chưa được tiết lộ nhằm ngăn chặn việc bị tin tặc khai thác nhiều hơn. Lỗ hổng đã được báo cáo ẩn danh vào ngày 11/01/2024.
Sự phát triển này đánh dấu lỗ hổng zero-day đầu tiên bị khai thác trong thực tế được Google vá trong Chrome vào năm 2024. Năm ngoái, Google đã giải quyết tổng cộng 8 lỗ hổng zero-day bị khai thác như vậy trong trình duyệt.
Người dùng nên nâng cấp lên phiên bản Chrome 120.0.6099.224/225 cho Windows, 120.0.6099.234 cho macOS và 120.0.6099.224 cho Linux để giảm thiểu các mối đe dọa tiềm ẩn.
Người dùng các trình duyệt dựa trên Chrome như Microsoft Edge, Brave, Opera và Vivaldi cũng nên áp dụng các bản sửa lỗi ngay khi chúng có sẵn.
Hà Chi
07:00 | 17/01/2024
09:00 | 01/02/2024
15:00 | 31/01/2024
13:00 | 26/02/2024
10:00 | 10/11/2023
15:00 | 04/08/2024
10:00 | 10/04/2024
14:00 | 22/06/2023
10:00 | 28/03/2024
10:00 | 14/02/2025
Một chiến dịch phần mềm độc hại mới có tên là SparkCat đã tận dụng một loạt ứng dụng giả mạo trên cửa hàng ứng dụng của Apple và Google để đánh cắp Seed Phrase (một tập hợp các chữ cái cho phép người dùng truy cập, hoặc khôi phục các ví điện tử đã tạo trước đó) của nạn nhân.
22:00 | 31/01/2025
Sau khi gây sốt trên toàn cầu, công ty trí tuệ nhân tạo Trung Quốc DeepSeek liên tiếp gặp sự cố.
09:00 | 24/01/2025
Các nhà nghiên cứu bảo mật đã phát hiện một mã khai thác (Proof of Concept - PoC) lừa đảo đối với lỗ hổng CVE-2024-49113 (hay còn gọi là LDAPNightmare) trên GitHub lây nhiễm phần mềm độc hại đánh cắp thông tin cho người dùng, từ đó đánh cắp dữ liệu nhạy cảm sang máy chủ FTP bên ngoài.
09:00 | 24/01/2025
Nhiều người dùng macOS cho rằng kiến trúc dựa trên Unix của nền tảng này và thị phần sử dụng thấp hơn so với Windows, khiến nó trở thành mục tiêu kém hấp dẫn đối với tội phạm mạng và do đó có khả năng ít bị lây nhiễm phần mềm độc hại. Mặc dù macOS có bao gồm các tính năng bảo mật mạnh mẽ như Gatekeeper, XProtect và sandbox, nhưng sự gia tăng hoạt động gần đây của phần mềm đánh cắp thông tin Banshee đóng vai trò như một lời nhắc nhở rằng không có hệ điều hành nào miễn nhiễm với các mối đe dọa.
Nhóm tin tặc UNC3886 được cho là có liên quan đến Trung Quốc đã tấn công các router MX đã hết vòng đời của Juniper Networks nhằm triển khai cửa hậu tuỳ chỉnh, cho thấy khả năng xâm nhập hạ tầng mạng nội bộ.
14:00 | 21/03/2025