Tham dự Hội thảo có Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; Thiếu tướng Nguyễn Văn Giang, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an; Ông Lê Thanh Tâm, Tổng Giám đốc IDG Đông Nam Á; cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị của các Bộ, Ban, ngành và nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin.
Đồng chí Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ nhấn mạnh: "Hiện nay, tất cả các ngành nghề, lĩnh vực trọng yếu như Chính phủ điện tử, viễn thông, tài chính, ngân hàng… đều thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ và quyết liệt. Song song với xu thế chuyển đổi số là các nguy cơ mất an toàn thông tin ngày càng gia tăng, gây tổn hại nghiêm trọng. Theo kết quả giám sát, đảm bảo an toàn thông tin cho các mạng công nghệ thông tin trọng yếu các cơ quan Đảng, Nhà nước và hệ thống Chính phủ điện tử của Ban Cơ yếu Chính phủ thì trong năm 2021 đã phát hiện hơn 811.000 nguy cơ mất an toàn thông tin. Hình thức tấn công chủ yếu là truy cập trái phép thông qua mạng và lây nhiễm mã độc. Đặc biệt số lượng tấn công liên quan đến mã độc phát hiện là hơn 19.000 vụ, với khoảng 720 lượt là tấn công có chủ đích nhắm vào các hệ thống mạng trọng yếu. Theo Báo cáo của các cơ quan chức năng, số lượng các vụ tấn công vào các hệ thống mạng tại Việt Nam tăng hơn 30% so năm 2020, Việt Nam vẫn nằm trong số các quốc gia bị tấn công mạng, lây nhiễm mã độc nhiều nhất trong năm 2021".
Với chủ đề “Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin ngành ngân hàng trong giai đoạn bình thường mới” nội dung Hội thảo gồm 6 báo cáo chính xoay quanh các vấn đề: Thực trạng mất an toàn an ninh thông tin ngành ngân hàng năm 2021 và một số đề xuất khắc phục; Nhận diện một số phương pháp tấn công mạng nhắm vào hệ thống ngân hàng tại Việt Nam trong năm 2021; An toàn thông tin trong ứng dụng di động thách thức và giải pháp; Giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh mạng dành cho các tổ chức tín dụng; Thanh toán kỹ thuật số an toàn - Mang lại trải nghiệm khách hàng an toàn, nhanh chóng và liền mạch; Tầm nhìn và giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho hoạt động thanh toán và ngân hàng số...
Phiên tọa đàm cấp cao do ông Đỗ Việt Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng (Ban Cơ yếu Chính phủ) chủ trì.
Tại phiên tọa đàm cấp cao, các đại biểu và diễn giả đã thảo luận về những xu hướng và thách thức đối với an ninh mạng cho các tổ chức, doanh nghiệp ngành ngân hàng Việt Nam, chia sẻ các giải pháp và kinh nghiệm thực tiễn. Đồng thời, giới thiệu những công nghệ bảo mật tiên tiến, hiện đại phục vụ công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên không gian mạng cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, ngân hàng.
Hội thảo Vietnam Cyber Security 2021 là sự kiện thường niên do Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG Việt Nam phối hợp với các đơn vị nhà nước chuyên trách về bảo mật, an toàn, an ninh thông tin; được tổ chức thường niên từ năm 2007. Đây được coi là một trong những diễn đàn quốc gia lớn và uy tín tại Việt Nam trong lĩnh vực bảo mật, an toàn, an ninh thông tin.
Hội thảo quy tụ các khách mời cấp cao từ khối Chính phủ cùng các chuyên gia hàng đầu, các Giám đốc công nghệ thông tin và Giám đốc bảo mật tới thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp công nghệ mới nhất về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin giúp các cơ quan, doanh nghiệp có thêm nhiều thông tin hữu ích, chuyên sâu nhằm đề ra những giải pháp cụ thể để xây dựng hệ thống công nghệ thông tin và dữ liệu của cơ quan, tổ chức được an toàn hơn trong quá trình chuyển đổi số.
Hương Mai
18:00 | 14/12/2021
08:00 | 16/12/2021
14:00 | 18/10/2022
14:00 | 11/12/2021
17:00 | 28/04/2022
12:00 | 26/09/2022
Trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta rất coi trọng chuyển đổi số và xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đề cập sâu sắc về chuyển đổi số trong các mục tiêu, quan điểm phát triển và đột phá chiến lược, trong đó có nội dung: “đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo”. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.
23:00 | 02/09/2022
Tuy có xuất phát điểm thấp, nhưng với sự phát triển vượt trội, ngày nay Trung Quốc đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về công nghệ. Mục tiêu trở thành cường quốc không gian mạng của nước này được phản ánh trong Chiến lược Quân sự công bố năm 2015 và Chiến lược An ninh mạng công bố năm 2016. Trung Quốc có tham vọng về việc sản xuất bản địa các công nghệ lõi Internet và quyết tâm dẫn đầu thế giới về lĩnh vực này vào năm 2030.
09:00 | 09/08/2022
Tháng 11/2021, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc công bố Quy hoạch phát triển ngành Thông tin và Truyền thông 5 năm lần thứ 14 (gọi tắt là Quy hoạch). Quy hoạch đề ra lộ trình chi tiết cho phát triển ngành Thông tin và Truyền thông của nước này trong giai đoạn 2021 - 2025. Đây được coi là tài liệu mang tính chiến lược để định hướng cho phát triển chất lượng cao của ngành Thông tin và Truyền thông, hướng dẫn các bên tham gia thị trường, phân bổ các nguồn lực công của chính phủ trong triển khai chiến lược Trung Quốc kỹ thuật số (Trung Quốc số).
08:00 | 23/06/2022
Báo cáo Khảo sát Bảo mật phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) năm 2022 của Liên minh bảo mật đám mây (CSA), xem xét tình trạng bảo mật SaaS dưới góc nhìn của các giám đốc an ninh thông tin và các chuyên gia bảo mật trong các doanh nghiệp hiện nay. Báo cáo thu thập các phản hồi ẩn danh từ 340 thành viên CSA để xem xét không chỉ các rủi ro ngày càng tăng trong bảo mật SaaS mà còn cả cách các tổ chức hiện đang làm việc để bảo vệ chính họ.