Lỗ hổng này nằm trong nền tảng chia sẻ video ngắn phổ biến của TikTok, tạo điều kiện cho kẻ tấn công dễ dàng biên dịch số điện thoại của người dùng, các ID người dùng duy nhất hoặc dữ liệu khác để tấn công phishing.
TikTok hiện có trên 800 triệu người dùng đang hoạt động trên toàn cầu. Lỗ hổng này nằm trong tính năng “Tìm bạn bè” (Find friends) trên mobile, thuận tiện cho người dùng đồng bộ danh bạ của họ với các dịch vụ như danh bạ, Facebook… để tìm danh sách những người tiềm năng có thể theo dõi.
Danh bạ người dùng được tải lên TikTok qua một truy vấn HTTP dưới dạng một danh sách bao gồm tên liên hệ đã được băm (hashed) và số điện thoại tương ứng. Tiếp theo, ứng dụng sẽ gửi một truy vấn HTTP thứ hai để truy xuất các hồ sơ TikTok được kết nối với những số điện thoại được gửi trong truy vấn đầu tiên. Response trả về bao gồm tên hồ sơ, số điện thoại, ảnh và thông tin liên quan.
Để khai thác, trước tiên cần bypass cơ chế HTTP message signing của TikTok. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện điều này bằng cách dùng framework phân tích động như Frida, sử dụng cơ chế hook sửa đổi dữ liệu của các đối số (trong trường hợp này là liên hệ mà kẻ tấn công muốn đồng bộ hóa) và re-sign request đã sửa đổi để gửi đến máy chủ ứng dụng TikTok.
Từ đó, kẻ tấn công có thể tự động hóa quá trình tải lên và đồng bộ hóa danh bạ trên quy mô lớn. Điều này có thể cho phép họ xây dựng cơ sở dữ liệu về người dùng và số điện thoại được kết nối của họ và sử dụng cho các cuộc tấn về sau.
Đây không phải lần đầu tiên Tiktok bị phát hiện tồn tại các điểm yếu bảo mật trong nền tảng của mình. May mắn, lỗ hổng này đã được xử lý trước khi công bố.
Vào tháng 1/2020, các nhà nghiên cứu cũng đã đã phát hiện ra nhiều lỗ hổng trong ứng dụng TikTok có thể đã bị khai thác để chiếm tài khoản người dùng và thao túng nội dung của họ, bao gồm cả việc xóa video, tải lên các video trái phép, công khai các video riêng tư được ẩn và để lộ thông tin cá nhân người dùng đã lưu trên tài khoản.
Sau đó vào tháng 4/2020, các nhà nghiên cứu bảo mật cũng đã tìm ra các lỗ hổng trong TikTok khiến những kẻ tấn công có thể hiển thị các video giả mạo, bao gồm cả những video từ các tài khoản đã được xác minh, bằng cách chuyển hướng ứng dụng đến một máy chủ giả mạo lưu trữ bộ sưu tập video giả mạo.
M.H
16:00 | 05/10/2020
13:00 | 17/02/2021
13:00 | 26/02/2021
18:00 | 27/01/2022
08:00 | 11/08/2021
14:00 | 18/09/2020
13:00 | 21/01/2020
09:00 | 18/06/2021
10:00 | 03/03/2022
09:00 | 30/06/2022
13:00 | 18/07/2022
Hai công ty là Vodafone và Deutsche Telekom (Đức) đang thử nghiệm hệ thống theo dõi người dùng dựa trên địa chỉ IP. Tuy nhiên điều này khiến các chuyên gia bảo mật không hề thích thú.
07:00 | 30/05/2022
Hiện nay, các cuộc tấn công lừa đảo đang ngày càng trở nên phổ biến trên mạng internet và mạng viễn thông. Chúng không ngừng gia tăng nhanh chóng về số lượng, mức độ phức tạp và tinh vi. Với sự phát triển của công nghệ, việc tấn công càng trở nên dễ dàng hơn. Những kẻ tấn công đang không ngừng cố gắng để xâm nhập mạng của các tổ chức. Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo của một cuộc tấn công lừa đảo
15:00 | 09/05/2022
Các nhà nghiên cứu thuộc Sentinel Lab (Mỹ) đã theo dõi và phát hiện một nhóm gián điệp APT mới có tên là Moshen Dragon, nhắm vào các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ở Trung Á.
08:00 | 18/04/2022
Nhóm tội phạm mạng khét tiếng FIN7 (còn được gọi là Carbanak) đang đa dạng hóa các vectơ truy cập ban đầu để thao túng hệ thống phần mềm chuỗi cung ứng và sử dụng thông tin đăng nhập bị đánh cắp. Các chuyên gia an ninh mạng đã dự thảo một báo cáo kỹ thuật chi tiết về hoạt động của FIN7 (từ cuối năm 2021 đến đầu năm 2022), cho thấy những kẻ tấn công tiếp tục hoạt động, phát triển và thử các phương pháp kiếm tiền mới.
TRM Labs cho biết, trong tháng 5/2022 có hơn 100 báo cáo tấn công được gửi đến Chainabuse - nền tảng bảo vệ cộng đồng khỏi các dự án lừa đảo. Vào tháng 6, các cuộc tấn công, đánh cắp tiền của nhà đầu tư thông qua Discord gia tăng 55%. Ước tính số tiền mà tin tặc đánh cắp được của nhà đầu tư NFT lên tới 22 triệu USD.
13:00 | 08/08/2022