Microsoft cho biết họ không có kế hoạch thương mại hoá những con chip này, mà sẽ phục vụ nhu cầu nội bộ trên sản phẩm phần mềm, cũng như một phần dịch vụ điện toán đám mây Azure.
Microsoft và những gã khổng lồ công nghệ khác như Alphabet (Google) đang phải vật lộn với chi phí cung cấp dịch vụ AI cao, có thể gấp hơn 10 lần so với các dịch vụ truyền thống như công cụ tìm kiếm. Tự sản xuất chip đang là xu thế của các doanh nghiệp công nghệ để cắt giảm chi phí AI đắt đỏ.
Các giám đốc điều hành của Microsoft cho biết họ có kế hoạch giải bài toán chi phí AI tăng cao bằng cách sử dụng mô hình nền tảng chung để tích hợp AI sâu rộng vào toàn bộ hệ sinh thái phần mềm. Và chip Maia ra đời để tối ưu công việc đó.
Chip Maia được thiết kế để chạy các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), nền tảng cho dịch vụ Azure OpenAI - sản phẩm hợp tác giữa Microsoft và công ty sở hữu ChatGPT.
“Chúng tôi nghĩ rằng điều này có thể cung cấp các giải pháp tốt hơn cho khách hàng của mình với tốc độ nhanh hơn, chi phí thấp hơn và chất lượng cao hơn”, Scott Guthrie, Phó Chủ tịch điều hành bộ phận đám mây và AI của Microsoft cho hay.
Microsoft cũng cho biết, vào năm tới họ sẽ cung cấp cho khách hàng Azure các dịch vụ đám mây chạy trên những con chip hàng đầu mới nhất của Nvidia và Advanced Micro Devices (AMD). Hiện tập đoàn đang thử nghiệm GPT-4 trên chip của AMD.
Con chip thứ hai có tên mã Cobalt, được Microsoft ra mắt để tiết kiệm chi phí nội bộ, đồng thời cạnh tranh với dịch vụ đám mây AWS của Amazon, vốn sử dụng con chip tự thiết kế “Graviton”.
Cobalt là bộ xử lý trung tâm (CPU) sản xuất theo công nghệ của Arm, hiện đang được thử nghiệm để hỗ trợ phần mềm nhắn tin doanh nghiệp Teams.
Đại diện AWS cho biết, chip Graviton của họ hiện đang có khoảng 50.000 khách hàng và công ty này cũng sẽ tổ chức hội nghị các nhà phát triển vào cuối tháng này.
"AWS sẽ tiếp tục đổi mới để cung cấp các thế hệ chip tự thiết kế trong tương lai nhằm mang lại hiệu suất về giá thậm chí còn tốt hơn, cho bất kỳ khối lượng công việc nào khách hàng yêu cầu", trích tuyên bố của đại diện AWS sau khi Microsoft công bố bộ đôi chip AI.
Rani Borkar, Phó Chủ tịch tập đoàn phụ trách hệ thống phần cứng và cơ sở hạ tầng Azure cho biết, cả hai con chip mới đều được sản xuất trên tiến trình 5nm của TSMC.
Trong đó, Maia được kết hợp với cáp mạng Ethernet tiêu chuẩn, thay vì sử dụng công nghệ mạng Nvidia tuỳ chỉnh đắt tiền hơn mà Microsoft đã sử dụng trong các siêu máy tính xây dựng cho OpenAI.
Nguyệt Thu
(theo reuters.com)
10:00 | 05/10/2023
14:00 | 11/10/2023
09:00 | 27/10/2023
Trong tháng 10/2023, Fortinet đã mở rộng các “điểm hiện diện” Fortinet SASE tới các địa điểm mới thông qua việc hợp tác với Google Cloud. Mối quan hệ hợp tác này cho phép Fortinet tận dụng tối đa các vị trí mạng toàn cầu của Google Cloud ở gần khu vực hiện diện, đồng thời cung cấp kết nối và sẵn sàng dịch vụ đến 99,99%, nhằm thúc đẩy việc mở rộng giải pháp Universal SASE của Fortinet.
13:00 | 20/09/2023
Mới đây, Microsoft đã thêm một tính năng bảo mật mới vào Windows 11, cho phép quản trị viên chặn NTLM qua SMB để ngăn chặn các cuộc tấn công pash-the-hash, NTLM relay hoặc bẻ khóa mật khẩu.
16:00 | 25/05/2023
Trong tháng 5, Microsoft, Adobe và SAP đã phát hành bản vá cho các sản phẩm của mình. Người dùng cần khẩn trương cài đặt các bản vá để phòng tránh rủi ro mất an toàn thông tin.
08:00 | 07/04/2023
Dell Technologies vừa ra mắt nhiều dịch vụ và giải pháp bảo mật tân tiến nhằm giúp các tổ chức, doanh nghiệp bảo vệ mình trước các mối đe dọa trên không gian mạng.
Ngày 16/11/2023, tại Hà Nội, Fortinet đã tổ chức cuộc thi đấu an ninh mạng mang tên “Fortinet Security Fabric Range Challenge” nhằm nâng cao năng lực phòng thủ cho các nhà quản lý công nghệ thông tin và an ninh bảo mật mạng, giúp các chuyên gia bảo mật an ninh mạng của Việt Nam có cơ hội giao lưu, trải nghiệm nhiều tình huống tấn công mạng mô phỏng thú vị và hấp dẫn.
16:00 | 16/11/2023