Giới thiệu chung
Mục tiêu của bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 19896 là cung cấp các khái niệm cơ bản liên quan đến chủ đề về năng lực của các cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện đánh giá về bảo mật của sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT) và kiểm tra sự phù hợp. Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 19896 cung cấp khung và các yêu cầu chuyên biệt xác định năng lực tối thiểu của các cá nhân thực hiện đánh giá bảo mật sản phẩm CNTT và kiểm tra sự phù hợp bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn đã được thiết lập.
ISO/IEC 19896 bao gồm các nội dung sau:
Các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến chủ đề năng lực của đánh giá viên và thử nghiệm viên bảo mật sản phẩm CNTT;
Các khái niệm cơ bản liên quan đến năng lực trong đánh giá bảo mật sản phẩm CNTT và kiểm tra sự phù hợp;
Yêu cầu năng lực tối thiểu đối với đánh giá viên và thử nghiệm viên bảo mật sản phẩm CNTT để thực hiện kiểm tra / đánh giá sản phẩm CNTT.
Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 19896 quan tâm đến:
Chuyên gia đánh giá an toàn thông tin và kiểm tra sự phù hợp;
Cơ quan phê duyệt đánh giá an toàn thông tin và kiểm tra sự phù hợp;
Phòng thí nghiệm đánh giá và kiểm tra sự phù hợp an toàn thông tin.
Các nhà cung cấp hoặc nhà cung cấp công nghệ có sản phẩm CNTT có thể là đối tượng của các cuộc đánh giá đảm bảo an toàn thông tin hoặc kiểm tra sự phù hợp;
Các tổ chức cấp chứng chỉ hoặc thừa nhận.
Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 19896 được tổ chức thành các phần để đề cập đến năng lực của các chuyên gia đánh giá và thử nghiệm trình bày ở phần sau.
Trong tài liệu này, phần giới thiệu và các khái niệm, cung cấp một cái nhìn tổng quan về các định nghĩa, khái niệm cơ bản và mô tả chung về khung được sử dụng để truyền đạt các yêu cầu năng lực cho một số lĩnh vực chuyên biệt. Tài liệu này nhằm cung cấp kiến thức cơ bản cần thiết để sử dụng làm khung được trình bày trong các phần khác của bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 19896 một cách thích hợp.
Nội dung tóm tắt tiêu chuẩn ISO / IEC 19896-1
Nội dung ISO/IEC 19896-1:2018 là phần giới thiệu và các khái niệm, cung cấp một cái nhìn tổng quan về các định nghĩa, khái niệm cơ bản và mô tả chung về khung được sử dụng để truyền đạt các yêu cầu năng lực cho một số lĩnh vực chuyên biệt. Tiêu chuẩn này này nhằm cung cấp kiến thức cơ bản cần thiết để sử dụng khuôn khổ được trình bày trong các phần khác của bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 19896 một cách thích hợp.
Về tổng thể, phần này của ISO/IEC 19896-1:2018 sẽ hỗ trợ cho việc xác định các nhu cầu thực tế và phạm vi trong thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với đánh giá viên.
Nội dung chính của tiêu chuẩn:
Nội dung của tiêu chuẩn được bố cục thành 8 điều và 3 phụ lục, cụ thể như sau:
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu tham khảo
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Kiến thức
5. Kỹ năng
6. Kinh nghiệm
7. Giáo dục
8. Hiệu quả
Phụ lục A (Thông tin) Loại công nghệ: Kiến thức và Kỹ năng
Phụ lục B (Thông tin) Ví dụ về kiến thức cần thiết để đánh giá các lớp đảm bảo yêu cầu an toàn
Phụ lục C (Thông tin) Ví dụ về kiến thức cần thiết để đánh giá chức năng bảo mật các lớp yêu cầu
Kết luận
Bài viết đã giới thiệu tổng quan các nội dung chính của tiêu chuẩn ISO/IEC 19896-1:2018. Độc giả quan tâm có thể liên hệ với Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ để có bản đầy đủ.
TS. Hồ Văn Hương, Cục trưởng, Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã
16:00 | 21/07/2023
07:00 | 03/11/2023
09:00 | 19/07/2023
15:00 | 24/10/2023
10:00 | 29/07/2022
08:00 | 19/02/2025
Thế giới công nghệ, nhất là công nghệ trí tuệ nhân tạo, thời gian qua đang phát triển bùng nổ với sự xuất hiện của nền tảng trí tuệ nhân tạo non trẻ DeepSeek. Các chuyên gia công nghệ xem sự xuất hiện của DeepSeek như một cơn địa chấn trong lĩnh vực công nghệ, có thể tạo ra một làn sóng mới trong cuộc chạy đua phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo.
16:00 | 06/12/2024
Ngày 03/12, Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) cho biết đã triệt phá thành công một dịch vụ nhắn tin mã hóa được sử dụng cho hoạt động buôn bán ma túy và vũ khí quốc tế.
07:00 | 04/11/2024
Để triển khai một hệ thống theo mô hình Zero Trust hiệu quả, các tổ chức cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước, đồng thời kết hợp các công nghệ bảo mật tiên tiến và áp dụng một số quy trình bảo mật nghiêm ngặt. Dưới đây là cách xây dựng hệ thống công nghệ dựa trên mô hình Zero Trust cho các tổ chức.
11:00 | 27/01/2023
Tháng 7/2020, Rainbow - một trong 3 thuật toán chữ ký số là ứng cử viên vào vòng 3 của quá trình tuyển chọn thuật toán hậu lượng tử của NIST. Tuy nhiên, vào tháng 2/2022, Ward Beullens đã phá được thuật toán này chỉ trong thời gian một dịp nghỉ cuối tuần trên một máy tinh xách tay. Vì thế, tháng 7/2022, trong danh sách các thuật toán chữ ký số hậu lượng tử sẽ được chuẩn hóa mà NIST công bố đã không có tên Rainbow.