Mã hoá end-to-end đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các dịch vụ nhắn tin chống lại nghe lén trên mạng, những máy chủ bị kẻ xấu kiểm soát. Mục đích chính của nó là đảm bảo rằng, ngay cả những công ty hay máy chủ truyền nhận dữ liệu cũng không thể giải mã các tin nhắn. Tuy nhiên, đến nay ngay cả những dịch vụ nhắn tin có dịch vụ mã hoá end-to-end như WhatsApp, Threema và Signal cũng chưa đạt tới khả năng đó.
Theo mô tả, máy chủ đóng vai trò hạn chế trong các cuộc trao đổi trực tiếp giữa hai người dùng với nhau, nhưng trong trường hợp các nhóm trao đổi nhiều người (khi các thông điệp mã hoá được chuyển tới nhiều người dùng), thì vai trò của máy chủ tăng lên tới mức có thể quản lý toàn bộ tiến trình. Và điều đó dẫn đến vấn đề về bảo mật: các nhóm phải tin vào máy chủ của công ty cung cấp dịch vụ trong việc quản lý các thành viên của nhóm – những người sẽ có quyền truy cập mọi cuộc trao đổi.
Theo tài liệu mới được công bố của RUB, vì Signal và WhatsApp đều không thể xác thực chính xác người đang thêm thành viên mới vào nhóm, nên một người không phải là quản trị nhóm, thậm chí không phải thành viên của nhóm cũng có thể thêm một người vào nhóm đó. Hơn thế nữa, việc thêm một thành viên mới vào nhóm còn không hiển thị thông báo trực quan cho những thành viên khác. Theo các nhà nghiên cứu, một người quản trị máy chủ có ý đồ xấu có thể thay đổi hay chặn các thông báo về việc bổ sung thành viên mới vào nhóm.
Điểm yếu của hệ thống là cho phép người kiểm soát máy chủ WhatsApp (hoặc kẻ có thể phá vỡ giao thức truyền tin TLS) kiểm soát toàn diện các nhóm. Thông thường, việc thêm người vào nhóm sẽ hiển thị thông báo trên giao diện người dùng. Tuy nhiên, máy chủ WhatsApp có thể lưu các thông điệp, đọc nội dung và quyết định thứ tự gửi thông tin tới các thành viên. Thêm vào đó, máy chủ WhatsApp có thể chuyển tiếp các thông điệp một cách khéo léo để che giấu các hoạt động.
WhatsApp đã thừa nhận vấn đề và xác nhận rằng, nếu có thành viên mới được thêm vào nhóm thì những thành viên khác sẽ nhận được thông báo. Các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo các công ty khắc phục vấn đề bằng cách bổ sung một cơ chế xác thực để đảm bảo rằng, các thông điệp nhóm “được ký” chỉ tới từ những người quản trị nhóm.
Nguyễn Anh Tuấn
Theo The Hacker News
09:00 | 19/12/2019
13:00 | 05/05/2020
09:00 | 03/02/2025
Mã độc tống tiền (Ransomware) là một loại mã độc mã hóa, được xem là mối đe dọa mạng nguy hiểm nhất. Nó được phát triển với mục đích mã hóa dữ liệu và nạn nhân phải trả một số tiền nhất định để lấy lại dữ liệu hoặc ngăn dữ liệu của mình không bị rao bán trên mạng. Trong bài báo này sẽ giới thiệu lịch sử phát triển của ransomware cũng như thực trạng hiện tại của ransomware và các kỹ thuật được sử dụng để từ đó đưa ra các biện pháp giảm thiểu nguy cơ.
14:00 | 07/01/2025
Những kẻ tấn công từ Triều Tiên đứng sau chiến dịch tấn công Contagious Interview đang diễn ra đã bị phát hiện đang phát tán một phần mềm độc hại JavaScript mới có tên là OtterCookie.
13:00 | 17/12/2024
Các chuyên gia cảnh báo về một chiến dịch lừa đảo mới sử dụng các tài liệu Microsoft Office và tệp ZIP bị lỗi để vượt qua các giải pháp bảo mật như phần mềm diệt virus hay bộ lọc email.
14:00 | 10/12/2024
Nhóm tin tặc liên kết với Triều Tiên có tên Kimsuky được cho là liên quan đến một loạt các cuộc tấn công lừa đảo bằng cách gửi các email từ địa chỉ người gửi ở Nga để thực hiện hành vi đánh cắp thông tin đăng nhập.
Trong một thông báo trên Telegram ngày 11/3/2025, nhóm tin tặc Dark Storm đã tuyên bố đứng sau các cuộc tấn công DDoS nhằm vào X gây ra nhiều sự cố mất điện và mạng xã hội X không thể truy cập trong nhiều giờ trong ngày 10/3. Sự cố khiến công ty đã phải kích hoạt tính năng bảo vệ DDoS từ Cloudflare.
17:00 | 12/03/2025