Top 10 năm nay có 3 danh mục mới, 4 danh mục có những thay đổi về tên, phạm vi và một số hợp nhất, cụ thể:
Sean Wright - kỹ sư bảo mật ứng dụng chính tại Immersive Labs nhận định rằng: "Danh sách Top 10 cho thấy mặc dù việc bảo mật ứng dụng đã được quan tâm trong thời gian gần đây, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm. Một nửa nguy cơ đã xuất hiện trong các Top 10 kể từ năm 2003, nhưng sau 18 năm phát triển công nghệ, thử nghiệm và học hỏi vẫn chưa đủ để khắc phục những sai sót này. Điều này có nghĩa cần thay đổi cách tiếp cận đối với việc bảo mật ứng dụng".
Wright cho biết việc áp dụng phương pháp tiếp cận kết hợp công nghệ và con người để giải quyết các lỗ hổng này sẽ cải thiện tính bảo mật của ứng dụng và hy vọng sẽ giải quyết được một số vấn đề ảnh hưởng nhất trong hai thập kỷ qua.
John Andrews, Phó Chủ tịch của Global Channel tại Invicti nói rằng, Top 10 năm 2021 của OWASP có cái nhìn bao quát hơn nhiều so với các phiên bản trước, điều này gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng việc tìm kiếm và sửa chữa các lỗ hổng chỉ là một phần của bảo mật ứng dụng hiện đại.
Andrews cho biết, các danh mục mới như Thiết kế không an toàn, Phần mềm và Dữ liệu không toàn vẹn củng cố hai xu hướng chính của ngành: chuyển sang thực hiện kiểm tra bảo mật từ giai đoạn đầu của quá trình phát triển và gần đây là tập trung vào bảo mật chuỗi cung ứng phần mềm.
Nhưng ông cũng nói thêm rằng: "Mặt trái của cách tiếp cận mới theo hướng toàn cảnh này không giống như các phiên bản ban đầu, Top 10 của năm 2021 không còn là một danh sách kiểm tra kiểm tra lỗ hổng đơn giản, có thể hạn chế tính hữu ích của nó như một tiêu chuẩn bảo mật ứng dụng không chính thức nhưng được sử dụng rộng rãi".
Chris Wysopal chuyên gia bảo mật và đồng thời là CTO của Veracode nhận định, các vấn đề về chèn mã và cấu hình sai thường có thể được khắc phục bằng một vài dòng mã, nhưng các lỗi như thiết kế không an toàn có thể mất vài ngày hoặc vài tuần để sửa chữa. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải bắt được một số sai sót ở giai đoạn thiết kế hoặc trong quá trình phát triển, khi đó chúng có thể được sửa dễ dàng hơn nhiều.
Anh Tuấn
09:00 | 06/10/2021
10:00 | 07/10/2021
08:00 | 02/01/2025
11:00 | 13/09/2021
14:00 | 10/03/2025
Microsoft cáo buộc nhóm tin tặc đã tạo ra các công cụ độc hại để tạo ra video Deepfake của người nổi tiếng và nhiều nội dung bất hợp pháp khác. Danh tính các cá nhân có liên quan bao gồm Arian Yadegarnia từ Iran (biệt danh Fiz), Alan Krysiak từ Vương quốc Anh (biệt danh Drago), Ricky Yuen từ Hồng Kông (biệt danh cg-dot) và Phát Phùng Tấn từ Việt Nam (biệt danh Asakuri).
10:00 | 03/03/2025
Theo Christiaan Beek, Giám đốc phân tích nguy cơ cấp cao của hãng bảo mật Rapid7 (Hoa Kỳ), 2024 là năm của các cuộc tấn công liên tiếp. Báo cáo của hãng cho thấy, số lượng các vụ tấn công từ những băng nhóm mã độc tống tiền tăng mạnh vào năm ngoái với số tiền chuộc có thể lên tới 380 triệu USD. Trung bình tiền chuộc của mỗi vụ là 200.000 USD.
10:00 | 14/02/2025
Một chiến dịch phần mềm độc hại mới có tên là SparkCat đã tận dụng một loạt ứng dụng giả mạo trên cửa hàng ứng dụng của Apple và Google để đánh cắp Seed Phrase (một tập hợp các chữ cái cho phép người dùng truy cập, hoặc khôi phục các ví điện tử đã tạo trước đó) của nạn nhân.
16:00 | 22/01/2025
Trong tháng 12, Microsoft, Adobe và SAP đã phát hành bản vá cho các sản phẩm của mình. Người dùng cần khẩn trương cài đặt bản vá để phòng tránh rủi ro mất an toàn thông tin.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa phát đi cảnh báo về sự gia tăng của mã độc tống tiền (ransomware) từ nhóm Medusa, đe dọa người dùng Gmail, Outlook và VPN.
14:00 | 24/03/2025