Trước đó, vào tháng 10, Lockbit cho biết đã lấy được “một lượng lớn” dữ liệu nhạy cảm từ gã khổng lồ hàng không vũ trụ này và sẽ tung lên mạng nếu Boeing không trả tiền chuộc trước ngày 02/11.
Đến cuối tuần vừa qua, nhóm tin tặc thông báo trên website rằng dữ liệu của Boeing đã được công khai. Theo các hồ sơ hãng tin Reuters tiếp cận, phần lớn dữ liệu bị phát tán có ghi thời gian vào cuối tháng 10/2023.
Trong một tuyên bố, Boeing xác nhận một số bộ phận của công ty và chuỗi phân phối kinh doanh đã gặp sự cố an ninh mạng. “Chúng tôi đã nắm thông tin về việc một tin tặc mã độc tống tiền, vừa tiết lộ thông tin mà đối tượng nói rằng đã lấy cắp được từ hệ thống công ty”.
Hãng sản xuất máy bay, cũng là nhà thầu quốc phòng lớn của Mỹ cho hay: “sẽ tiếp tục điều tra vụ việc, đồng thời duy trì phối hợp với cơ quan chức năng, cũng như các bên có thể bị ảnh hưởng”.
Song, công ty nói rằng họ “vẫn tin tưởng” vụ việc không gây ra mối đe doạ với máy bay hoặc an toàn chuyến bay. Boeing từ chối bình luận về việc Lockbit có thu được dữ liệu quốc phòng hay thông tin nhạy cảm khác hay không.
Công ty an ninh mạng Trend Micro cho biết mã độc tống tiền (ransomware) của Lockbit lần đầu tiên xuất hiện trên diễn đàn tội phạm mạng vào tháng 1/2020, trước khi lan ra toàn thế giới, trong đó các mục tiêu phổ biến là tổ chức ở Mỹ, Ấn Độ và Brazil.
Theo Cơ quan An ninh Cơ sở hạ tầng và An ninh mạng Mỹ (CISA), Lockbit là thủ phạm đằng sau các cuộc tấn công 1.700 tổ chức của nước này.
Tuần trước, chi nhánh tại Mỹ của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), cũng bị tấn công mã độc tống tiền, làm gián đoạn hoạt động giao dịch trái phiếu kho bạc Mỹ.
Một số chuyên gia và phân tích về ransomware nói rằng các chỉ dấu đều dẫn đến Lockbit đứng sau vụ hack nhằm vào chi nhánh của một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, website chính thức của nhóm tin tặc, nơi thường đăng danh sách các nạn nhân, chưa thấy liệt kê ICBC.
Nguyễn Thu
(Tổng hợp)
10:00 | 18/07/2024
08:00 | 04/11/2023
09:00 | 09/01/2024
07:00 | 17/05/2023
13:00 | 06/07/2021
09:00 | 24/01/2025
Các nhà nghiên cứu bảo mật đã phát hiện một mã khai thác (Proof of Concept - PoC) lừa đảo đối với lỗ hổng CVE-2024-49113 (hay còn gọi là LDAPNightmare) trên GitHub lây nhiễm phần mềm độc hại đánh cắp thông tin cho người dùng, từ đó đánh cắp dữ liệu nhạy cảm sang máy chủ FTP bên ngoài.
13:00 | 25/12/2024
Năm 2024 sắp kết thúc, hãy cùng điểm lại những sự cố công nghệ nghiêm trọng nhất xảy ra trong năm qua, ảnh hưởng đến hàng tỷ người trên toàn cầu.
08:00 | 22/12/2024
Trang web chuyên đăng tải các bài báo về phòng chống lừa đảo mạng Scam Sniffer cho biết, trong thời gian gần đây kẻ tấn công đã cài phần mềm chứa mã độc vào các trang web giả mạo được lập ra với mục đích để xác thực tài khoản Telegram của người dùng.
07:00 | 02/12/2024
Theo cảnh báo của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, các thủ đoạn lừa đảo tài chính trực tuyến đang gia tăng tại Việt Nam, nhất là chiêu trò giả mạo tổ chức tài chính để mời chào người dân vay tiền, từ đó chiếm đoạt thông tin và tài sản.
Một lỗ hổng mới trong cơ chế UEFI Secure Boot, được theo dõi với mã CVE-2024-7344, đã được phát hiện, cho phép kẻ tấn công triển khai bootkit ngay cả khi Secure Boot đang được kích hoạt.
14:00 | 24/01/2025