Chương trình Top 10 Doanh nghiệp ICT Việt Nam là hoạt động thường niên của VINASA từ năm 2014 đến nay. Chương trình gồm 3 hoạt động: Bình chọn doanh nghiệp trong 17 lĩnh vực; Biên soạn ấn phẩm đặc biệt với 3 ngôn ngữ; Giới thiệu, quảng bá, kết nối hợp tác với đối tác, khách hàng tiềm năng trong nước và quốc tế.
Sau 7 năm tổ chức, chương trình đã lựa chọn và giới thiệu được 390 doanh nghiệp; hàng năm đều phát hành 20 ấn phẩm với 3 ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nhật) tới hơn 2.000 cơ quan, đơn vị trong nước, hơn 10.000 đối tác từ trên 100 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới trong mạng lưới hợp tác quốc tế của VINASA.
Nhìn lại giai đoạn 5 năm vừa qua, có thể thấy, trong sự phát triển chung của đất nước, ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT luôn là ngành có tốc độ phát triển cao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển, hiện đại hóa của các ngành kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội. Năm 2020, doanh thu công nghiệp phần mềm và nội dung số đạt trên 6 tỷ USD, cao gấp 2 lần so với doanh thu năm 2015. Năng suất và giá trị sản lượng lao động trong ngành cũng cao hơn các ngành kinh tế khác từ 3 - 10 lần, với khoảng 20.000 USD/người/năm. Tỷ lệ hàm lượng giá trị Việt Nam trong doanh thu của ngành rất cao, đạt tới 90 - 95%.
Gặp gỡ báo chí Chương trình Top 10 doanh nghiệp ICT Việt Nam
Bà Nguyễn Thị Thu Giang, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VINASA cho biết: “Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhu cầu tìm kiếm, kết nối hợp tác cả trong nước và quốc tế đều rất lớn. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu chuyển đổi số ngày càng gia tăng, việc lựa chọn và giới thiệu các nhà cung cấp uy tín, đối tác có năng lực sẽ đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả cho hợp tác của các bên. Năm nay, Chương trình mở rộng đánh giá và lựa chọn TOP 10 cho nhiều lĩnh vực công nghệ mới, không chỉ theo xu thế của thời đại mà còn là lời giải cho những bài toán thực tế của nhiều lĩnh vực cụ thể”.
Quy trình đánh giá gồm 03 vòng: Sơ tuyển hồ sơ; Thuyết trình và Thẩm định thực tế; Bình chọn chung tuyển. Hội đồng đánh giá là các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, tài chính, quản trị, thương mại điện tử, Startup, phóng viên chuyên ngành uy tín hàng đầu Việt Nam.
Chương trình Top 10 Doanh nghiệp ICT Việt Nam năm 2021 sẽ lựa chọn và giới thiệu các doanh nghiệp trong 17 lĩnh vực được chia thành 3 nhóm bao gồm:
Các doanh nghiệp tham gia bình chọn sẽ được đánh giá theo 7 tiêu chí: Chỉ tiêu tài chính, nhân lực nhân sự, sản phẩm, năng lực công nghệ, công tác quản trị, thành tích đã đạt được và đánh giá đặc thù riêng theo ngành.
Chương trình sẽ tiếp nhận hồ sơ của các doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 7/4/2021, vòng Thuyết trình trực tiếp sẽ diễn ra trong 02 ngày 15-16/5/2021. Dự kiến Lễ công bố và Trao chứng nhận Top 10 doanh nghiệp ICT Việt Nam năm 2021 sẽ được tổ chức vào ngày 13/7/2021, trước thềm Diễn đàn Cấp cao CNTT - TT Việt Nam 2021.
Để tìm hiểu thể lệ cũng như đăng ký tham gia bình chọn, các doanh nghiệp có thể truy cập tại đây để biết thêm chi tiết.
Phong Thu
17:00 | 09/07/2020
17:00 | 26/08/2020
12:00 | 08/03/2025
Đó là chủ đề của Khối thi đua 4 hệ Cơ yếu: Quân đội, Công an, Ngoại giao, Đảng - Chính quyền được phát động lại Lễ ký Giao ước thi đua năm 2025 diễn ra tại Hà Nội, ngày 7/3. Đồng chí Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đến dự và phát biểu tại Hội nghị.
09:00 | 07/03/2025
Hai năm sau sự xuất hiện của ChatGPT, mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc đã ra mắt và mở ra cuộc đua phát triển AI giá rẻ trên toàn cầu.
15:00 | 10/01/2025
Theo báo cáo từ khảo sát của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, 46,15% cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam đã bị tấn công mạng trong năm vừa qua.
13:00 | 03/01/2025
Mới đây, Bộ Tài chính Mỹ đã thông báo hệ thống bảo mật của cơ quan này bị tin tặc tấn công và đánh cắp nhiều tài liệu quan trọng. Bộ Tài chính cho biết đây là một sự cố lớn và đã thông báo tới các cơ quan chức năng.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng không ngừng nỗ lực cải thiện quy trình sản xuất nhằm bảo vệ môi trường và thúc đẩy an sinh xã hội. Với chiến lược sử dụng hợp lý tài nguyên và áp dụng công nghệ tiên tiến, công ty đã và đang thực hiện nhiều biện pháp thiết thực để giảm thiểu tác động đến môi trường.
10:00 | 21/03/2025
Đó là chủ đề của Khối thi đua 4 hệ Cơ yếu: Quân đội, Công an, Ngoại giao, Đảng - Chính quyền được phát động lại Lễ ký Giao ước thi đua năm 2025 diễn ra tại Hà Nội, ngày 7/3. Đồng chí Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đến dự và phát biểu tại Hội nghị.
12:00 | 08/03/2025