Theo các tác giả, tế bào quang điện mới có thể cung cấp năng lượng cho các ứng dụng Internet vạn vật (IoT), thiết bị theo dõi thể dục, đồng hồ thông minh, tai nghe. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế Solar Energy Materials and Solar Cells.
Tế bào quang điện Perovkskite trong phòng thí nghiệm của NUST MISIS
Theo các nhà khoa học, thị trường thiết bị không dây và cảm biến cho IoT đang phát triển nhanh chóng và đòi hỏi các nguồn năng lượng độc lập với mức tiêu thụ điện năng thấp và công suất khoảng một microwatt. Một trong những giải pháp cho loại hình này là pin quang điện nhỏ gọn dựa trên việc sử dụng Perovskite, có khả năng cung cấp năng lượng dự trữ ngay cả khi được sạc từ đèn điện chiếu sáng trong nhà.
Perovskite là khoáng vật có cấu trúc tinh thể với một số đặc tính độc đáo được sử dụng tích cực trong lĩnh vực năng lượng. Hiệu suất của pin mặt trời perovskite là khoảng 25%, tương đương với chất bán dẫn, nhưng, pin mặt trời perovskite dễ sản xuất hơn nhiều.
Pin thế hệ mới dựa trên tế bào quang perovskite có kiến trúc phẳng yêu cầu cường độ ánh sáng thấp nhất. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học của NUST MISIS, chúng có một số nhược điểm là chi phí sản xuất khá cao, có sự tổn thất năng lượng khá lớn và giảm công suất tối đa trong quá trình hoạt động liên tục.
Một nhóm các nhà khoa học trẻ từ Phòng thí nghiệm Năng lượng mặt trời tiên tiến thuộc NUST MISIS đã thiết kế pin mặt trời phẳng có sử dụng các hạt nano oxit niken với cấu trúc ban đầu giúp đơn giản hóa công nghệ sản xuất và giảm thiểu đáng kể thất thoát năng lượng.
"Các tấm phẳng, giống như chiếc bánh sandwich, bao gồm ba lớp, chất bán dẫn để truyền điện tích âm, perovskite, chất bán dẫn để truyền điện tích dương. Chúng tôi đã thay đổi loại chất dẫn điện và lần đầu tiên sử dụng niken oxit để truyền điện tích dương. Kết quả là mật độ công suất thu được là 28,4 μW/cm2 ở 400 lux, tức là độ chiếu sáng văn phòng tiêu chuẩn, cao hơn ít nhất hai lần rưỡi so với các pin sử dụng silicon”, Tatyana Komaricheva, nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Năng lượng mặt trời tiên tiến thuộc NUST MISIS cho biết.
Công suất này là đủ không chỉ cho các cảm biến nhỏ mà còn cho tai nghe hoặc bàn phím không dây, các nhà khoa học lưu ý. Các pin mặt trời loại này có thể dễ dàng được thu nhỏ hơn mười lần mà không làm giảm hiệu suất, điều này cho thấy độ tin cậy của cấu trúc mới.
Các tác giả của nghiên cứu cho biết, ngoài các thiết bị IoT, các pin mới có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho thẻ ngân hàng thông minh, bảng điều khiển, thiết bị gia dụng, chuột máy tính và bàn phím, và thiết bị đeo thông minh khác.
Gia Minh
16:00 | 17/12/2020
10:00 | 05/02/2020
08:00 | 15/06/2018
10:00 | 28/02/2022
10:00 | 06/02/2025
Trong kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) không ghi nhận việc xảy ra các sự cố tấn công mạng gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngày vừa qua, cơ quan này đã phát hiện 105 cuộc tấn công mạng chủ yếu theo hình thức tấn công lừa đảo.
22:00 | 26/01/2025
Năm 2024 ghi dấu nhiều chuyển biến trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin tại Việt Nam. Dù đạt được những bước tiến trong việc củng cố hệ thống phòng thủ thì các tổ chức, doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với thách thức từ các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi. Tuy nhiên, với sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và người dùng, cùng với những bài học kinh nghiệm quý báu sẽ là nền tảng cho các bước tiến đột phá về an ninh mạng năm 2025. Tạp chí An toàn thông tin kính mời quý vị điểm qua 10 sự kiện nổi bật định hình bức tranh an ninh mạng Việt Nam năm qua.
16:00 | 03/01/2025
Ngày 03/01/2025, Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) tổ chức thành công Phiên họp lần thứ 04 của Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2022 - 2027. Ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch thường trực được bầu làm Chủ tịch VBA kể từ ngày 03/01/2025. Ông Hoàng Văn Huây, Nguyên Chủ tịch sẽ đảm nhận vai trò là Chủ tịch Hội đồng cố vấn cấp cao VBA.
15:00 | 27/12/2024
Mới đây, Fortinet đã đưa ra dự báo về các mối đe dọa mạng năm 2025, đánh giá toàn diện về sự phát triển của các phương pháp tấn công truyền thống, các xu hướng mới nổi định hình tương lai của tội phạm mạng và đưa ra khuyến nghị hành động cho các tổ chức nhằm tăng cường khả năng bảo vệ và phục hồi.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Ngay sau kỳ nghỉ Tết 2025, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã bắt tay vào công việc. Trên công trường các dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110 kV, không khí làm việc luôn được tập trung cao độ với tinh thần làm việc xuyên ngày nghỉ.
14:00 | 14/03/2025
Đó là chủ đề của Khối thi đua 4 hệ Cơ yếu: Quân đội, Công an, Ngoại giao, Đảng - Chính quyền được phát động lại Lễ ký Giao ước thi đua năm 2025 diễn ra tại Hà Nội, ngày 7/3. Đồng chí Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đến dự và phát biểu tại Hội nghị.
12:00 | 08/03/2025