Các đại biểu tham dự buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 35 năm thành lập Viện
Ngày 20/3/1980, Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Mật mã được thành lập, trực thuộc Ban Cơ yếu Trung ương (nay là Ban Cơ yếu Chính phủ). Đây là tổ chức khoa học – công nghệ đầu tiên và duy nhất trên cả nước nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực khoa học - công nghệ mật mã, an toàn thông tin. Với đội ngũ cán bộ khoa học được đào tạo cơ bản trong và ngoài nước, ngay từ giai đoạn ban đầu, Viện đã xây dựng được các hướng nghiên cứu sản phẩm mật mã có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của ngành Cơ yếu Việt Nam và đặt nền móng cho các hướng nghiên cứu khoa học - công nghệ sau này.
Đến năm 1995, do yêu cầu phát triển của ngành Cơ yếu, Viện được sáp nhập với trường Đại học Kỹ thuật Mật mã, trở thành Học viện Kỹ thuật Mật mã. Trước sự phát triển của khoa học - công nghệ trên thế giới, đặc biệt là lĩnh vực thông tin - truyền thông, yêu cầu đối với công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ mật mã ngày càng lớn hơn. Để tăng cường đầu tư các nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học mật mã và an toàn thông tin, ngày 01/8/2014, Viện Khoa học - Công nghệ Mật mã đã được thành lập theo Nghị định của Chính phủ.
Trong 35 năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ mật mã của Viện đã từng bước phát triển vững chắc, đội ngũ cán bộ khoa học ngày càng trưởng thành với nhiều cán bộ khoa học đầu ngành.
Các kết quả nghiên cứu của Viện với hàm lượng khoa học ngày càng cao, góp phần quan trọng đáp ứng nhiệm vụ chính trị của ngành Cơ yếu. Các thế hệ cán bộ KH-CN của Viện đã đóng góp rất lớn vào thành tích chung về mật mã của ngành Cơ yếu đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận. Đó là Giải thưởng Nhà nước về khoa học - công nghệ cho Cụm công trình “Năm thiết bị mật mã chuyên dụng giai đoạn 1990 - 2002” (Giải thưởng năm 2007) và Cụm công trình “Nghiên cứu về khóa mật mã ứng dụng bảo mật thông tin lãnh đạo chỉ huy của Đảng, Nhà nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (Giải thưởng năm 2012). Bên cạnh đó, Viện cũng đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương các loại.
Phát huy truyền thống 35 năm qua, Viện Khoa học - Công nghệ Mật mã tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ mật mã, ATTT, góp phần thực hiện nhiệm vụ của ngành Cơ yếu, bảo đảm bí mật tuyệt đối thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Đảng, Nhà nước, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nguyễn Ngọc Điệp
10:00 | 22/03/2024
13:38 | 10/09/2014
14:00 | 03/09/2014
08:00 | 27/08/2014
13:00 | 07/10/2024
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp trò chơi điện tử (game online), việc các vật phẩm ảo có thể quy đổi thành giá trị tiền thật đã trở nên rất phổ biến. Điều này vô tình tạo cơ hội thuận lợi để kẻ tấn công thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
16:00 | 04/10/2024
Sau những trận lũ lụt, lở đất ở miền Bắc gần đây, đã có nhiều báo cáo về những kẻ lừa đảo đóng giả là các tổ chức từ thiện hoặc cơ quan chính phủ.
15:00 | 30/09/2024
Trong thời điểm iPhone 16 cũng như các sản phẩm mới của Apple được công bố, một số đối tượng đã giả mạo CEO Tim Cook của Apple để phát livestream với nội dung kêu gọi đầu tư tiền ảo bằng công nghệ Deepfake.
14:00 | 23/09/2024
Được sự đồng ý của Lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ, Học viện Kỹ thuật mật mã chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong ngành Cơ yếu và một số doanh nghiệp chuyên trách trong lĩnh vực công nghệ thông tin, an toàn thông tin sẽ tổ chức “Cuộc thi An toàn và bảo mật thông tin toàn quốc CIS 2024” (sau đây gọi tắt là Cuộc thi) dành cho học viên, sinh viên các trường đại học.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Ngày 19/9/2024, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức thành công Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 - 2027.
07:00 | 20/09/2024
Một vụ lừa đảo gây chấn động thị trường âm nhạc Mỹ và thế giới vừa bị phá vỡ. Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) thông báo đã bắt giữ Michael Smith, 52 tuổi, một nhà sản xuất âm nhạc có tiếng tăm trên các nền tảng như Spotify, Amazon và Apple Music, với cáo buộc lừa dối và thu lợi bất chính hàng triệu USD tiền bản quyền bằng các bài hát do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra.
13:00 | 09/10/2024