Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, trước tình trạng lừa đảo trực tuyến gia tăng và tội phạm công nghệ cao diễn biến phức tạp, nhằm xử lý tình trạng mở, sử dụng tài khoản thanh toán không chính chủ, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai, chỉ đạo triển khai một số giải pháp.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hành lang pháp lý đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thanh toán, trong đó: sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan mở và sử dụng tài khoản thanh toán theo hướng quy định chặt chẽ hơn về quy trình nhận biết, định danh khách hàng mở và sử dụng tài khoản thanh toán; sửa đổi, bổ sung quy định Quyết định 630/QĐ-NHNN theo hướng bổ sung quy định cho phép tổ chức tín dụng áp dụng xác thực sinh trắc học đối với giao dịch chuyển tiền vượt hạn mức nhất định;....
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng: các văn bản khuyến nghị, cảnh báo toàn ngành về tăng cường phòng, chống, ngăn chặn các hành vi gian lận trong hoạt động thanh toán; trong đó có nội dung xây dựng kế hoạch làm sạch dữ liệu khách hàng cá nhân thông qua đối chiếu, xác thực dữ liệu khách hàng với nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dữ liệu căn cước công dân (CCCD) và triển khai các giải pháp rà soát, đối chiếu thông tin CCCD với chứng minh nhân dân của khách hàng để làm sạch dữ liệu khách hàng góp phần rà soát đối tượng nghi ngờ giả mạo giấy tờ tùy thân để mở tài khoản thanh toán.
Ngân hàng Nhà nước cho biết đã và đang phối hợp với Bộ Công an triển khai một số nội dung như ban hành Kế hoạch phối hợp số 01/KHPH-BCA-NHNN ngày 24/4/2023 về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án 06 giữa Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước, trong đó có nội dung về kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư làm sạch dữ liệu khách hàng và xác minh thông tin nhận biết khách hàng góp phần rà soát đối tượng nghi ngờ, giả mạo giấy tờ tùy thân để mở tài khoản thanh toán.
Kết quả triển khai đến hết tháng 8/2023 cho thấy, có 27 tổ chức tín dụng liên hệ/đang phối hợp C06 để triển khai làm sạch dữ liệu khách hàng mở tài khoản thanh toán; có 42 tổ chức tín dụng đã và đang triển khai ứng dụng thẻ CCCD gắn chip; có 7 tổ chức tín dụng đã và đang liên hệ C06 để triển khai ứng dụng tài khoản định danh và xác thực điện tử (VNeID); có 5 tổ chức tín dụng đã và đang triển khai rà soát đối tượng nghi ngờ, giả mạo các loại giấy tờ với dữ liệu sinh trắc của CCCD phục vụ công tác phòng, chống tội phạm.
Ngân hàng Nhà nước cũng phối hợp với Bộ Công an thực hiện kiểm tra hoạt động mở, sử dụng tài khoản thanh toán tại một số ngân hàng.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng triển khai nhiều chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong sử dụng các sản phẩm dịch vụ thanh toán an toàn hiệu quả như: Chương trình "tay hòm chìa khóa", "tiền khéo, tiền khôn", "Đồng tiền thông thái", cuộc thi "Hiểu đúng về tiền"...; phối hợp tuyên truyền trong các buổi hội thảo, tọa đàm như: Hội thảo "Bảo vệ tài khoản ngân hàng trước nguy cơ lừa đảo trực tuyến gia tăng" của Báo tuổi trẻ, Tọa đàm "Đảm bảo an ninh an toàn cho thanh toán điện tử trong kỷ nguyên số" của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo toàn ngành về việc đẩy mạnh thông tin, truyền thông đến khách hàng bằng nhiều hình thức để hướng dẫn, nâng cao nhận thức, hiểu biết của khách hàng về đảm bảo an ninh, an toàn khi giao dịch trên môi trường điện tử; những lưu ý, cảnh báo để hỗ trợ khách hàng nhận biết, phòng tránh những phương thức, thủ đoạn lừa đảo, gian lận...
Ngân hàng Nhà nước cũng dự kiến sẽ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông về phương án hỗ trợ các ngân hàng làm sạch dữ liệu, đối khớp thông tin chủ tài khoản đăng ký dịch vụ ngân hàng trực tuyến với thông tin chủ thuê bao di động theo số điện thoại di động.
Nguyễn Thu
14:00 | 24/08/2023
10:00 | 07/04/2023
07:00 | 07/08/2023
15:00 | 03/10/2023
Lực lượng cơ yếu Sơn La phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong các mặt công tác, thường xuyên nâng cao trình độ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về hoạt động công tác cơ yếu và những nội dung liên quan đến định hướng, chiến lược phát triển trong lĩnh vực bảo mật, an toàn thông tin; sẵn sàng tiếp thu có hiệu quả những thành tựu mới của khoa học - kỹ thuật mật mã và công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại.
08:00 | 15/09/2023
Trong phần I của bài báo đăng trên Tạp chí An toàn thông tin số 2 (072) 2023, tác giả đã giới thiệu quy định về định danh điện tử, dịch vụ tin cậy (eIDAS) và công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology - DLT) của Liên minh châu Âu (EU). Trong phần II, tác giả sẽ thông tin đến độc giả những đề xuất của Ủy ban châu Âu nhằm đưa ra một định nghĩa mới về Sổ cái điện tử (Electronic ledger) và quy định pháp lý của EU khi áp dụng chúng dựa trên nền tảng công nghệ DLT.
15:00 | 31/08/2023
Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một yếu tố quan trọng và có tác động sâu sắc trong xã hội hiện đại. Không chỉ đơn thuần là một khái niệm trong khoa học viễn tưởng, AI đã vượt qua ranh giới để trở thành một công nghệ tiềm năng với khả năng thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và tương tác với nhau. Nhưng bên cạnh những lợi ích của AI thì chúng ta cũng đã chứng kiến làn sóng phản ánh nhiều điểm tiêu cực của AI ảnh hưởng đến xã hội và loài người.
14:00 | 14/07/2023
Kể từ khi tổng thống Joe Biden nhậm chức, Mỹ và EU đã hình thành xu hướng mới về hợp tác cơ sở hạ tầng kỹ thuật số thông qua các sáng kiến như B3W, PGII. Việc hợp tác thể hiện các đặc điểm như: Xây dựng các quy tắc hạ tầng kỹ thuật số lấy giá trị phương Tây làm cốt lõi, lấy khu vực "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" là trung tâm, đa dạng hóa và thể chế hóa các kênh đầu tư...