Bộ phận báo chí của Văn phòng Tổng Công tố Liên bang Nga cho biết, nước này đã đệ trình lên Liên Hợp quốc dự thảo công ước về chống việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho các mục đích tội phạm. Theo đó, Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên xây dựng và đệ trình lên ủy ban đặc biệt của Liên hợp quốc dự thảo công ước chung về chống tội phạm thông tin.
Theo Văn phòng Tổng Công tố Liên bang Nga, ngày 27/7, tại trụ sở Liên Hợp quốc ở Vienna, phái đoàn liên bộ của Nga do Phó Tổng Công tố Liên bang Nga Piotr Gorodov dẫn đầu, tại cuộc họp với Quyền Giám đốc điều hành Văn phòng Liên Hợp quốc về Ma túy và Tội phạm Dennis Chatchavalit, đã chính thức giới thiệu dự thảo công ước của Nga về việc chống sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho mục đích tội phạm. Một bản sao của dự thảo công ước đã được giao cho ông Fauzie Mebarki- Chủ tịch ủy ban đặc biệt của Liên hợp quốc về việc xây dựng một công ước chống sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho các mục đích tội phạm.
Văn phòng Tổng công tố Nga
Văn phòng Tổng Công tố Liên bang Nga lưu ý rằng, việc thông qua công ước sẽ có một số lợi thế, đặc biệt, nó xem xét cuộc chiến chống tội phạm sử dụng tiền điện tử và tội phạm sử dụng công nghệ thông tin, bao gồm thuốc giả và ma túy. "Dự thảo công ước có tính đến những thách thức và mối đe dọa hiện đại trong lĩnh vực an ninh thông tin quốc tế (bao gồm cả tội phạm sử dụng tiền điện tử), đưa ra các yếu tố mới của tội phạm sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (phân phối các sản phẩm y tế giả, buôn bán ma túy, lôi kéo những người chưa thành niên thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của họ và những người khác). Ngoài ra, dự thảo còn mở rộng phạm vi hợp tác quốc tế trong các vấn đề dẫn độ và trợ giúp pháp lý trong các vụ án hình sự, bao gồm xác định, bắt giữ, tịch thu và trả lại tài sản".
Theo Văn phòng Tổng Công tố Liên bang Nga, liên quan đến sự gia tăng bùng nổ của tội phạm mạng trên toàn thế giới, Tổng Công tố Liên bang Nga Igor Krasnov đã thành lập một nhóm công tác liên ngành để chống tội phạm thông tin vào năm ngoái. Nó bao gồm đại diện của Văn phòng Tổng Công tố, Bộ Ngoại giao Nga và các bộ, ngành liên quan khác. Một trong những nhiệm vụ chính mà Văn phòng Tổng Công tố đặt ra cho các chuyên gia của nhóm này là xây dựng dự thảo công ước quốc tế toàn diện phổ quát về chống tội phạm mạng. Một ủy ban liên chính phủ đặc biệt, nơi trình bày dự thảo công ước, đã được thành lập vào tháng 12/2019 theo nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Văn phòng Tổng Công tố Liên bang Nga nhấn mạnh, "Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên xây dựng và đệ trình lên ủy ban đặc biệt dự thảo công ước chung về chống tội phạm thông tin. Do đó, Liên bang Nga mang đến cho cộng đồng thế giới những phát triển của riêng mình, có thể tạo cơ sở cho một công cụ toàn diện trong tương lai để tiếp tục lấp đầy, có tính đến các vị trí của các quốc gia trên toàn thế giới".
Anh Tú/VOV-Moscow
13:00 | 21/08/2024
10:12 | 14/03/2014
07:00 | 03/04/2023
08:00 | 21/07/2020
14:00 | 05/08/2021
07:00 | 27/09/2024
Các xu hướng phát triển của khoa học - công nghệ mật mã đã đặt ra nhiều thách thức đối với quốc phòng - an ninh và ngành Cơ yếu Việt Nam trong giai đoạn mới.
07:00 | 23/09/2024
Trải qua chặng đường gần 80 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ngành Cơ yếu Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công tác cơ yếu đã luôn khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tuyệt đối bí mật, chính xác, kịp thời thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang trong mọi tình huống, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
10:00 | 06/09/2024
Hà Lan vừa ban hành lệnh cấm toàn diện việc học sinh tiểu học và trung học mang điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh và máy tính bảng đến trường. Đây là động thái mạnh mẽ nhằm giải quyết tình trạng xao nhãng và giảm khả năng tương tác xã hội của học sinh do các thiết bị điện tử gây ra.
14:00 | 22/05/2024
Ngày 17/5, tại hội nghị thường niên của Ủy ban Bộ trưởng Hội đồng châu Âu (EC), với sự tham gia của các bộ trưởng ngoại giao của 46 quốc gia thành viên, EC đã thông qua hiệp ước toàn cầu đầu tiên mang tính ràng buộc về mặt pháp lý liên quan các quy định quản lý việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).