Những tin nhắn mã hóa đầu cuối vẫn được sử dụng trong các ứng dụng như WhatsApp, iMessage hay Facebook Messenger nhằm bảo mật nội dung tin nhắn của người dùng. Nhờ giải pháp mã hóa mà ngay cả các công ty công nghệ cung cấp dịch vụ cũng không thể đọc được nội dung của tin nhắn, dẫn đến việc các cơ quan thực thi pháp luật không thể kiểm soát nội dung tin nhắn.
Theo báo cáo của Tạp chí Forbes, các quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã họp bàn vào cuối tháng 6/2019 để thảo luận về việc có nên ban hành luật cấm các công ty công nghệ sử dụng hình thức mã hóa đầu cuối hay không. Nhận định của Tờ báo Politico (Mỹ) cho rằng, động thái này sẽ là một sự đối đầu giữa Chính quyền Mỹ và Thung lũng Silicon. Khi các công ty công nghệ ra sức tăng cường bảo mật thông tin người dùng, thì Chính quyền Mỹ lại muốn kiểm soát và theo dõi nhằm ngăn chặn các mối đe dọa khi chúng chưa xảy ra.
Trong cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, việc mã hóa tin nhắn của các công ty công nghệ được cho là gây ra nhiều khó khăn cho các nhà chức trách trong việc điều tra theo dõi khủng bố, tội phạm ma túy và buôn bán trẻ em. Ứng dụng Wechat của Trung Quốc được đưa ra là ví dụ. Do ứng dụng này không có mã hóa đầu cuối, nên Chính phủ Trung Quốc có thể theo dõi và giám sát các tin nhắn, đưa ra biện pháp trừng phạt ngay lập tức đối với hành vi sai trái.
Một đại diện của FBI cho rằng, việc bắt tội phạm và khủng bố cần được ưu tiên hàng đầu, ngay cả khi việc loại bỏ mã hóa dẫn tới rủi ro bị tin tặc tấn công và đánh cắp dữ liệu. Tuy nhiên Bộ Thương mại phản đối, chỉ ra những hậu quả đối với nền kinh tế, ngân hàng và ngoại giao khi tin nhắn không được mã hóa.
Phản hồi từ các công ty Apple, Google, Microsoft và Facebook là rõ ràng, rằng việc cấm mã hóa sẽ làm suy yếu hệ thống, tạo ra những lỗ hổng bảo mật, làm tăng rủi ro bị tấn công hoặc bị lợi dụng. Theo CEO Mark Zuckerberg của Facebook, tương lai của truyền thông là các dịch vụ riêng tư, được mã hóa, nơi người dùng có thể tin tưởng rằng những gì họ nói với nhau đã được bảo mật.
Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ có vẻ không đồng ý với điều này. Cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Nhưng động thái này cho thấy Chính phủ Mỹ vẫn muốn loại bỏ bức tường mã hóa của các công ty công nghệ, nhằm nắm quyền kiểm soát toàn bộ những gì được truyền tải trên mạng Internet.
M.C
20:00 | 16/06/2019
07:00 | 20/05/2022
08:00 | 13/06/2019
11:00 | 27/06/2019
15:00 | 28/11/2019
08:00 | 27/11/2019
07:00 | 09/11/2021
08:00 | 27/02/2025
Phát triển công nghiệp bán dẫn là xu hướng chung của thế giới và là nhu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong thời đại số ngày nay.
14:00 | 13/02/2025
Ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Liên minh châu Âu (EU) là đối tác đáng tin cậy trong việc thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, hợp tác về các vấn đề liên quan đến công nghệ mới nổi và duy trì sự ổn định và an ninh kinh tế trong khu vực. Những mục tiêu này đã được ghi trong Chiến lược hợp tác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà EU công bố vào tháng 9/2021, là chìa khóa để châu Âu tham gia nhiều hơn với “các đồng minh cốt lõi” trong khu vực, đứng đầu trong số đó là Nhật Bản. Trong những nỗ lực chung về an ninh và quốc phòng, EU và Nhật Bản có mối quan tâm chung trong hợp tác về an ninh mạng.
17:00 | 18/12/2024
Ngày 30/11/2024, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 107/2024/TT-BQP quy định quản lý và bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Thông tư mới này sẽ thay thế Thông tư số 56/2020/TT-BQP ngày 05/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quản lý và bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng trong Bộ Quốc phòng.
15:00 | 13/12/2024
Ngày 16/12, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) sẽ công bố kết quả đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí năm 2024 dựa trên 5 trụ cột Chiến lược; Hạ tầng số, nền tảng số và an toàn thông tin; Sự đồng nhất về tổ chức và chuyên môn; Độc giả, khán giả, thính giả và Mức độ ứng dụng công nghệ số.