Chính phủ các nước trên thế giới đang đối mặt với bài toán khó là làm thế nào để kiểm soát những rủi ro tiềm ẩn của AI đối với xã hội mà không kiềm chế sự đổi mới, sáng tạo. Liên minh châu Âu (EU) cũng lo ngại tác động của công nghệ này đối với các cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) vào năm tới.
Phát biểu tại một cuộc họp của EP ở Strasbourg (Pháp), Chủ tịch Ursula von der Leyen cho biết, hàng trăm nhà phát triển, học giả và chuyên gia hàng đầu gần đây đã cảnh báo về những rủi ro từ AI, bên cạnh các rủi ro khác như đại dịch và chiến tranh hạt nhân và kêu gọi ưu tiên giải quyết rủi ro từ AI trên quy mô toàn cầu.
Bà đề xuất thành lập hội đồng chuyên gia AI toàn cầu với cơ chế hoạt động tương tự như Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc, đưa ra các báo cáo dựa trên nghiên cứu khoa học, để đánh giá những rủi ro và lợi ích của AI đối với nhân loại. Quan chức này nhấn mạnh, việc thành lập một hội đồng chuyên gia toàn cầu về AI sẽ giúp đưa ra những phản ứng nhanh và có tính phối hợp trên quy mô toàn cầu.
EU đang đi đầu trong nỗ lực quản lý AI và dự kiến sẽ thông qua dự luật đầu tiên trên thế giới về quản lý công nghệ này vào cuối năm nay. Chủ tịch Ursula von der Leyen cho biết, EU có kế hoạch làm việc với các công ty AI để họ tự nguyện cam kết tuân thủ các nguyên tắc của Đạo luật AI trước khi đạo luật có hiệu lực từ năm 2026.
Trước đó, vào tháng 6 năm nay, các nghị sĩ Liên minh châu Âu đã thông qua văn bản chủ chốt làm nên bộ luật quản lý các hệ thống trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới.
Văn bản được các nghị sĩ EU phê chuẩn hướng tới hai việc: một mặt quản lý các ứng dụng AI, ví dụ như ChatGPT, mặt khác vẫn tạo điều kiện cho sự phát triển của công nghệ AI. Nghị viện châu Âu phải đàm phán với 27 nước thành viên EU để luật ra đời, mục tiêu là vào cuối năm nay.
Luật này sẽ quản lý AI theo các mức độ rủi ro, theo đó, rủi ro với quyền hoặc sức khỏe của con người càng cao thì các hạn chế được áp đặt càng mạnh. Các ứng dụng được đề xuất là rủi ro cao nhất bao gồm các ứng dụng trong các hạ tầng thiết yếu, giáo dục, nguồn nhân lực, trật tự công cộng và quản lý di cư.
Thanh Hà
08:00 | 15/09/2023
14:00 | 23/11/2023
13:00 | 15/08/2023
22:00 | 02/05/2022
10:00 | 20/11/2023
Các công ty công nghệ thông tin hàng đầu thế giới (BigTech) thông báo sẽ tăng cường các biện pháp chống bóc lột và lạm dụng tình dục trẻ em trên không gian mạng.
08:00 | 15/09/2023
Trong phần I của bài báo đăng trên Tạp chí An toàn thông tin số 2 (072) 2023, tác giả đã giới thiệu quy định về định danh điện tử, dịch vụ tin cậy (eIDAS) và công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology - DLT) của Liên minh châu Âu (EU). Trong phần II, tác giả sẽ thông tin đến độc giả những đề xuất của Ủy ban châu Âu nhằm đưa ra một định nghĩa mới về Sổ cái điện tử (Electronic ledger) và quy định pháp lý của EU khi áp dụng chúng dựa trên nền tảng công nghệ DLT.
10:00 | 11/09/2023
Hậu Giang là tỉnh có xuất phát điểm thấp so với các địa phương trong vùng và cả nước. Tuy nhiên, thời gian qua, Hậu Giang là một trong những địa phương tiên phong trong đẩy mạnh chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực. Tỉnh xác định tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, thực hiện chuyển đổi số là một trong những đột phá chiến lược để thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã đề ra. Cùng với đó, công tác cơ yếu, công tác bảo vệ bí mật, an toàn thông tin trong hoạt động cơ quan Đảng, nhà nước là nhiệm vụ quan trọng, yếu tố then chốt, tạo nền tảng bảo vệ vững chắc trong tiến trình xây dựng, phát triển chính quyền số, chuyển đổi số của Tỉnh.
09:00 | 08/06/2023
Ngày 30/5/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.