Các API đang ngày càng trở thành mục tiêu ưa thích của tin tặc để chúng tìm cách xâm nhập vào môi trường đám mây bằng phần mềm độc hại như cryptojacking và ransomware. Hiện nay, công ty 42Crunch và Cisco đang giải quyết những mối đe dọa này bằng cách ủng hộ phương pháp tiếp cận “shift-left” đối với bảo mật và khám phá API giúp các nhà phát triển có thể bảo vệ mã trong quy trình xây dựng API.
Mặc dù việc sử dụng dịch vụ đám mây mang lại cho các doanh nghiệp nhiều lợi ích bảo mật, nhưng kéo theo đó là việc các lỗ hổng bảo mật mới vẫn tiếp tục phát sinh mang lại cho tin tặc những con đường mới để tấn công vào các môi trường dựa trên đám mây. Một trong những con đường tấn công như vậy là API. Mọi thiết bị di động được kết nối, các website hiện đại hoặc ứng dụng được lưu trữ trên đám mây đều sử dụng và hiển thị các API. Các API này cho phép truy cập vào dữ liệu và sử dụng chức năng của các ứng dụng.
Mặc dù chúng khá dễ bị lộ, nhưng lại rất khó để bảo vệ trước các cuộc tấn công API. Hơn thế nữa, các shadow API và API zombie (các API không dùng đến nữa mà doanh nghiệp cho rằng đã bị vô hiệu hóa) xuất hiện đầy rẫy, cách kiểm tra lỏng lẻo, thông số kỹ thuật API không đầy đủ dẫn đến các vấn đề xác thực và ủy quyền thường tăng lên. Để giải quyết những thách thức này, 42Crunch đã hợp tác với Cisco để tạo ra APIClarity, một công cụ mã nguồn mở mới để cải thiện cấu hình và bảo vệ các API.
Trong một nghiên cứu gần đây về Cảnh quan đe doạ đám mây, IBM phát hiện ra rằng 2/3 số vụ vi phạm đám mây có thể là do các API được định cấu hình sai.
Ngày nay, APIClarity sử dụng khung Service Mesh để khám phá các API và có thể được sử dụng cùng với các khả năng Kiểm tra API của 42Crunch để cải thiện cấu hình API. Biết thông số kỹ thuật API là bước đầu tiên để xác định các rủi ro API và APIClarity nắm bắt tất cả lưu lượng API hiện có, đồng thời xây dựng thông số kỹ thuật OpenAPI bằng cách quan sát lưu lượng API và cho phép người dùng tải lên thông số kỹ thuật OpenAPI để xem xét, sửa đổi và phê duyệt các thông số kỹ thuật đã tạo.
APIClarity cảnh báo người dùng về sự khác biệt giữa thông số kỹ thuật API đã được phê duyệt và đặc điểm kỹ thuật được quan sát trong thời gian chạy, đồng thời phát hiện các shadow API và API zombie bằng cách kiểm tra bảng điều khiển giao diện người dùng và giám sát các phát hiện API.
Ông Vijoy Pandey, Phó chủ tịch của Emerging Technologies and Incubations tại Cisco cho biết: “Có một chiến lược bảo mật API mạnh mẽ là rất quan trọng để các doanh nghiệp thành công với các dự án chuyển đổi kỹ thuật số của mình. Ra mắt APIClarity thể hiện một bước quan trọng trong việc cung cấp giải pháp bảo mật API end-to-end cho môi trường đám mây doanh nghiệp. Chúng tôi rất vui mừng về tiềm năng của APIClarity để trao quyền cho các nhà phát triển áp dụng cách tiếp cận bảo mật dưới dạng mã hóa để bảo vệ API của họ và tiếp tục làm việc với các tổ chức như 42Crunch, những người có cùng tầm nhìn để phát triển bảo mật API cao hơn nữa”.
Bà Isabelle Mauny, CTO và đồng sáng lập của 42Crunch, cho biết: “Các nhóm bảo mật và API ngày nay giống như đang đứng ở ngã ba đường. Họ có thể cố gắng tiếp tục chặn các mối đe dọa API, sau khi chúng đã được xác định và gây ra thiệt hại tiềm ẩn hoặc họ có thể áp dụng các phương pháp phòng ngừa bằng cách mã hóa bảo mật vào API của họ tại thời điểm thiết kế để bảo vệ trong suốt vòng đời của API. Sáng kiến này của 42Crunch và Cisco đã trao quyền cho các nhà phát triển các công cụ để xây dựng và tự động hóa bảo mật trong quy trình phát triển API của họ. Nó cũng đảm bảo các nhóm bảo mật duy trì toàn quyền kiểm soát việc thực thi chính sách bảo mật ở mọi giai đoạn của vòng đời API, từ thiết kế đến bảo vệ trong thời gian chạy”.
Quốc Trường
(Theo Helpnetsecurity)
08:00 | 30/09/2021
09:00 | 23/11/2021
13:00 | 27/04/2022
07:00 | 20/05/2022
14:00 | 11/02/2022
09:00 | 19/04/2022
17:00 | 09/10/2021
09:00 | 12/03/2021
09:00 | 16/11/2021
14:00 | 17/03/2025
Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, Tạp chí An toàn thông tin với sứ mệnh và tầm nhìn dài hạn đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong việc truyền thông và nâng cao nhận thức người dùng trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin; góp phần tạo dựng một nền tảng vững chắc cho công tác phòng ngừa, phát hiện và ứng phó với các mối nguy hiểm trên không gian mạng. Nhân dịp kỷ niệm 19 năm thành lập (17/3/2006 - 17/3/2025), Tạp chí An toàn thông tin tự hào nhìn lại hành trình đầy nỗ lực và cống hiến của mình, không ngừng khẳng định vai trò tiên phong trong việc bảo vệ an toàn không gian mạng.
17:00 | 12/03/2025
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động do xung đột địa chính trị và cạnh tranh gia tăng, doanh nghiệp không chỉ phải tăng trưởng mà còn phải phát triển bền vững, Đảng ủy Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) giữ vai trò lãnh đạo, định hướng chiến lược, hài hòa phát triển kinh tế với trách nhiệm xã hội, củng cố vị thế vững chắc trong nước và khu vực.
14:00 | 14/01/2025
Thời điểm cuối năm luôn là giai đoạn cao điểm của các cuộc tấn công mạng và lừa đảo trực tuyến. Hàng trăm nghìn vụ tấn công nhắm vào doanh nghiệp, cơ quan và cá nhân đã được ghi nhận.
15:00 | 10/01/2025
Theo báo cáo từ khảo sát của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, 46,15% cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam đã bị tấn công mạng trong năm vừa qua.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng không ngừng nỗ lực cải thiện quy trình sản xuất nhằm bảo vệ môi trường và thúc đẩy an sinh xã hội. Với chiến lược sử dụng hợp lý tài nguyên và áp dụng công nghệ tiên tiến, công ty đã và đang thực hiện nhiều biện pháp thiết thực để giảm thiểu tác động đến môi trường.
10:00 | 21/03/2025
Đó là chủ đề của Khối thi đua 4 hệ Cơ yếu: Quân đội, Công an, Ngoại giao, Đảng - Chính quyền được phát động lại Lễ ký Giao ước thi đua năm 2025 diễn ra tại Hà Nội, ngày 7/3. Đồng chí Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đến dự và phát biểu tại Hội nghị.
12:00 | 08/03/2025
SoftBank có kế hoạch chuyển đổi một nhà máy sản xuất tấm nền LCD Sharp trước đây tại Nhật Bản thành một trung tâm dữ liệu để vận hành các tác nhân trí tuệ nhân tạo được phát triển với sự hợp tác của OpenAI, “cha đẻ” của ChatGPT.
10:00 | 21/03/2025