Trong lịch sử đấu tranh cách mạng, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ta, Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đã dành sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn cho Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi đất nước Việt Nam được thống nhất, Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kích động tâm lý thù hằn dân tộc, khiêu khích vũ trang, xâm lấn đất đai… gây nên tình hình căng thẳng, phức tạp giữa hai nước, mà đỉnh điểm là cuộc tiến công của quân Trung Quốc vào biên giới phía Bắc Việt Nam (tháng 2/1979).
Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước Việt Nam kiên trì chủ trương giải quyết tình hình nói trên bằng giải pháp hòa bình, đồng thời khẩn trương tăng cường lực lượng, đẩy mạnh xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trên phạm vi cả nước.
Trong những ngày cuối năm 1978 đầu năm 1979, theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Tư lệnh, phụ trách cơ yếu các đơn vị đã nhanh chóng rà soát, bổ sung tiếp vào kế hoạch bảo đảm liên lạc qua kỹ thuật mật mã trong chiến đấu. Các đơn vị đã cử cán bộ cơ yếu xuống các đồn biên phòng kiểm tra, giúp đỡ cơ yếu đồn thực hiện kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu theo phương án đã quy định của cấp trên. Các quy ước liên lạc trong tình huống khẩn cấp đã được các đồn thực tập liên lạc thử về tỉnh và vượt cấp về Bộ Tư lệnh.
Ngày 17/2/1979, hàng chục vạn quân Trung Quốc đồng loạt vượt biên giới Trung Quốc - Việt Nam, tiến công nhiều mục tiêu trên toàn tuyến biên giới phía Bắc nhằm nhanh chóng đánh chiếm một số thị xã, đường tiếp tế của Việt Nam từ phía sau lên. Hướng tiến công chủ yếu là Lạng Sơn, Cao Bằng, hướng quan trọng là Lào Cai, hướng phối hợp là Phong Thổ, Lai Châu, hướng nghi binh để thu hút lực lượng của Việt Nam là Hà Tuyên và Quảng Ninh.
Cách đánh chủ yếu của Trung Quốc là sử dụng lực lượng áp đảo bất ngờ tiến công đồng loạt, tập trung vào hướng chính diện kết hợp với vu hồi, thọc sâu, bao vây, chia cắt lực lượng ta, đặc biệt là sử dụng pháo binh gây sát thương lớn cho bộ đội và dân thường Việt Nam.
Tại Lào Cai, Trung Quốc dùng 2 trung đoàn bộ binh bất ngờ tấn công đồn Pha Long, nhằm triển khai ý đồ chiến thuật cắt rời mảnh đất hình tam giác này ra khỏi thế trận liên hoàn toàn tỉnh Hoàng Liên Sơn.
Đồn Pha Long rơi vào thế cô lập, bị bao vây. Với tinh thần cách mạng, các chiến sĩ đã chiến đấu phòng ngự trong suốt 4 ngày đêm chống trả số lính thiện chiến, có sự yểm trợ của pháo binh và đông gấp nhiều lần bên ta.
9 giờ ngày 18/2/1979 địch tập trung lực lượng lớn tiếp tục áp sát đồn, kêu gọi chiến sĩ ta đầu hàng. Cán bộ chiến sĩ đồn Pha Long vẫn bình tĩnh ngoan cường nổ súng vào đầu quân xâm lược. Những lúc ác liệt đó, chiến sĩ Nguyễn Duy Mạc, nhân viên Cơ yếu Đồn Biên phòng Pha Long (Hoàng Liên Sơn) vẫn liên tục một tiếng, rồi ba mươi phút một lần mã điện báo cáo về Tỉnh và Bộ Tư lệnh. Quyết tâm chiến đấu của cán bộ chiến sĩ đồn Pha Long đã được chiến sĩ Mạc chuyển đi ngay trưa 18/2/1979: “Đồn Pha Long bị bao vây, địch đã chiếm hết các chốt của ta, lực lượng thương vong nhiều. Nhưng anh em chúng tôi còn lại kiên quyết không rời vị trí chiến đấu. Dù còn một người cũng chiến đấu”.
11 giờ 20 ngày 18/2/1979, bộ phận cơ yếu tỉnh bộ Công an vũ trang Hoàng Liên Sơn đã cấp tốc chuyền ngay mệnh lệnh chiến đấu của Ban chỉ huy Tỉnh cho đồn Pha Long và đại đội 3 cơ sở biên phòng: “Đại đội 3 chi viện ngay cho đồn Pha Long để cùng phối hợp chiến đấu. Các đồng chí hãy nêu cao khí phách anh hùng dù hy sinh cũng phải chiến đấu đến cùng, kiên quyết không đầu hàng địch, không để địch bắt sống”.
Tiếp đó, Phòng Cơ yếu cũng mã ngay chỉ thị khẩn cấp của Bộ Tư lệnh cho Trung đoàn 16 cơ động biên phòng: “Điều ngay tiểu đoàn một ở Mường Khương triển khai cùng tác chiến với đồn Pha Long. Cho một đại đội khác tìm đường từ Xi Ma Cai lên Pha Long cùng chiến đấu. Nhận chỉ thị này thực hiện ngay không được chậm”.
Thời điểm ấy, Đồn trưởng Pha Long đi công tác xa, việc chỉ huy do thượng úy Trần Ngọc, Chính trị viên kiêm Bí thư Chi bộ Đồn. Mặc dù, trước đó đã được chi viện tăng cường, nhưng do bị vây đánh suốt mấy ngày liền, lương thực, đạn dược cạn dần, thương vong ngày càng cao...
Đến sáng 19/2/1979, quân Trung Quốc đông gấp nhiều lần. Trước nguy cơ Đồn bị rơi vào tay địch, Phòng Cơ yếu đã điện chỉ đạo cho cơ yếu đồn Pha Long: “Tình hình không bảo đảm an toàn tài liệu thì báo cáo Ban chỉ huy đồn tìm cách bảo vệ hoặc xử lý ngay”.
11 giờ ngày 19/2/1979, Cơ yếu đồn Pha Long đã mã bức điện cuối cùng của Ban Chỉ huy Đồn báo cáo Bộ Tư lệnh và Ban chỉ huy tỉnh: “Một Sư đoàn địch đang vây hãm đồn. Chúng tôi đã chiến đấu hết đạn. Xin vĩnh biệt các đồng chí”.
Được lệnh của Ban chỉ huy Đồn, chiến sĩ Nguyễn Duy Mạc đã hủy toàn bộ tài liệu, phương tiện kỹ thuật mật mã, tiếp tục phối hợp cùng các đồng chí còn lại bàn phương án tác chiến.
Chiến tranh đã qua đi nhưng kí ức về một thời bom đạn vẫn còn đó. Càng thấm thía, biết ơn sâu sắc đối với lớp lớp thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh xương máu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, các cán bộ, chiến sĩ, nhân viên ngành Cơ yếu sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang “Trung thành, Tận tụy, Đoàn kết, Kỷ luật, Sáng tạo”, quyết tâm thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng ngành Cơ yếu Việt Nam chính quy, tiến thẳng lên hiện đại.
Hương Mai
13:00 | 04/08/2020
11:00 | 03/03/2021
15:00 | 12/09/2019
16:42 | 18/05/2017
20:00 | 28/09/2024
Sau 8 giờ thi đấu sôi nổi, quyết liệt, đội UIT.CoS đến từ Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP. HCM đã xuất sắc giành chức quán quân cuộc thi An toàn và Bảo mật thông tin toàn quốc CIS 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ).
07:00 | 16/09/2024
Ủy ban Bảo vệ dữ liệu của Ireland cho biết, mạng xã hội X đã cam kết ngừng thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng tại EU để đào tạo chương trình AI của họ.
07:00 | 10/09/2024
Chính phủ Úc cho biết nước này có kế hoạch đưa ra các quy tắc quản lý trí tuệ nhân tạo (AI) trong bối cảnh các công cụ AI đang được triển khai nhanh chóng bởi các doanh nghiệp và trong cuộc sống hàng ngày.
17:00 | 28/08/2024
Tháng Chín - tháng của cờ hoa rực rỡ cùng âm hưởng hào hùng, sâu lắng luôn gợi nhắc mỗi người dân Việt Nam nhớ về những ngày mùa Thu lịch sử, về Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và ngày Quốc khánh 2/9. Ngày 2/9 được xem là cột mốc chói lọi trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trong không khí tưng bừng đó, những người làm công tác Cơ yếu dành nhiều hơn một chút hoài niệm cho tháng Chín năm xưa bởi chính trong những năm tháng hào hùng đó ngành Cơ yếu Việt Nam được thành lập.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Trong 02 ngày 09 và 10/10, tại Hà Nội, Cục Cơ yếu Bộ Tổng Tham mưu tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác quản lý xây dựng lực lượng Cơ yếu Quân đội năm 2024. Thiếu tướng Hoàng Văn Quân, Cục trưởng Cục Cơ yếu Bộ Tổng tham mưu dự và chỉ đạo Hội nghị.
08:00 | 11/10/2024
Một vụ lừa đảo gây chấn động thị trường âm nhạc Mỹ và thế giới vừa bị phá vỡ. Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) thông báo đã bắt giữ Michael Smith, 52 tuổi, một nhà sản xuất âm nhạc có tiếng tăm trên các nền tảng như Spotify, Amazon và Apple Music, với cáo buộc lừa dối và thu lợi bất chính hàng triệu USD tiền bản quyền bằng các bài hát do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra.
13:00 | 09/10/2024