Cụ thể, trong quý 1/2021 Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã đã thẩm định và trình Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ ký 45 Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ MMDS (gồm cấp mới, cấp bổ sung) và 84 Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm MMDS. Con số này tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ MMDS tiếp tục đáp ứng yêu cầu trong lĩnh vực kinh tế - xã hội để đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin, đặc biệt đáp ứng hơn nữa yêu cầu triển khai Chính phủ điện tử và Chính phủ số.
Đại tá, TS. Hồ Văn Hương, Cục trưởng Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ
Nhận định về vấn đề này, Đại tá Hồ Văn Hương, Cục trưởng Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã cho biết: "Đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nguy cơ tấn công mạng ngày càng tăng cao. Để đáp ứng yêu cầu ứng dụng bảo mật, an toàn thông tin trong các tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, các sản phẩm MMDS phải được kiểm định, kiểm tra an ninh một cách khoa học, khách quan, nghiêm ngặt, đúng quy trình, chặt chẽ trước khi đưa vào sử dụng, đảm bảo các sản phẩm tuyệt đối an toàn, hiệu quả khi được đưa ra triển khai sử dụng trong thực tế".
"Để hỗ trợ các tổ chức/ doanh nghiệp, Cục đã khẩn trương áp dụng Thông tư số 18/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc giảm 10% phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ MMDS. Mức phí áp dụng thể hiện sự quan tâm của Chính phủ và các cơ quan quản lý chuyên ngành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do chịu ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19. Việc triển khai Thông tư 18 /2021/TT-BTC cho đến nay không có gì vướng mắc, nhận được sự phối hợp và ủng hộ của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ MMDS”, ông Hồ Văn Hương chia sẻ.
Theo đó, để triển khai thực hiện Luật An toàn thông tin mạng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ MMDS và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm MMDS (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016) và Nghị định số 53/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 58/2016/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 16/4/2018). Trong quá trình triển khai thực hiện các Nghị định, Ban Cơ yếu Chính phủ đã nhận được sự phối hợp triển khai của các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp.
Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu cấp phép và yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, kết nối với Chính phủ điện tử giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân và doanh nghiệp, từ năm 2020, Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã đã đưa vào khai thác và sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3-4 để thực hiện các thủ tục cấp phép, cấp chứng nhận sản phẩm MMDS.
Mai Hương
14:00 | 07/07/2021
14:00 | 11/08/2021
17:00 | 29/10/2021
16:00 | 30/03/2021
14:00 | 04/03/2021
09:00 | 19/05/2022
10:00 | 11/02/2021
08:00 | 18/11/2021
08:00 | 28/04/2022
15:00 | 15/04/2022
09:00 | 13/11/2024
Bài báo “Zero Trust, SASE, VPN là gì?” đã cung cấp cái nhìn tổng quan, giúp người dùng hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động và ứng dụng của các giải pháp trong việc bảo vệ hạ tầng công nghệ thông tin của các tổ chức. Phần tiếp theo của bài báo sẽ phân tích sự khác biệt trong từng giải pháp, giúp tổ chức lựa chọn mô hình phù hợp nhất, dựa trên nhu cầu bảo mật và quy mô hệ thống của đơn vị mình.
07:00 | 29/06/2024
Trong thời kỳ đổi mới hội nhập của đất nước, với sự phát triển của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử và Chuyển đổi số là vô cùng thiết yếu. Các sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự không chỉ được sử dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước mà còn được dùng rộng rãi để bảo vệ thông tin trong Chính phủ điện tử và giao dịch điện tử.
08:00 | 04/04/2024
Có một số phương pháp để xác định mức độ an toàn của các hệ mật sử dụng độ dài khóa mã (key length) tham chiếu làm thông số để đo độ mật trong cả hệ mật đối xứng và bất đối xứng. Trong bài báo này, nhóm tác giả tổng hợp một số phương pháp xác định độ an toàn của hệ mật khóa công khai RSA, dựa trên cơ sở các thuật toán thực thi phân tích thừa số của số nguyên modulo N liên quan đến sức mạnh tính toán (mật độ tích hợp Transistor theo luật Moore và năng lực tính toán lượng tử) cần thiết để phá vỡ một bản mã (các số nguyên lớn) được mã hóa bởi khóa riêng có độ dài bit cho trước. Mối quan hệ này giúp ước lượng độ an toàn của hệ mật RSA theo độ dài khóa mã trước các viễn cảnh tấn công khác nhau.
14:00 | 12/07/2023
Ngày 20/7 tới đây, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ tổ chức Hội nghị tập huấn về mật mã dân sự năm 2023 và triển khai Nghị định số 32/2023/NĐ-CP ngày 09/6/2023 của Chính phủ.