- Ứng dụng thường xuyên bị treo: Ứng dụng bị treo là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu nhiều ứng dụng bị dừng hoạt động đột ngột hoặc không hoạt động bình thường thì có thể điện thoại của người dùng đã có phần mềm độc hại đang hoạt động.
- Tăng mức tiêu thụ dữ liệu: Các ứng dụng bị nhiễm phần mềm độc hại thường chạy ngầm dẫn đến tiêu thụ nhiều dữ liệu hơn. Người dùng có thể buộc đóng hoặc xóa dữ liệu lưu trữ của chúng nhưng giải pháp này chỉ là tạm thời vì nó sẽ tiếp tục hoạt động trở lại khi người dùng mở lại ứng dụng.
- Xuất hiện các tin nhắn rác (tin nhắn spam): Phần mềm độc hại có thể gửi liên kết qua email hoặc tin nhắn đến các liên hệ để nhử người dùng truy cập vào. Tin tặc cũng có thể sử dụng chúng để mua hàng mà người dùng không biết. Người dùng có thể nhận thấy các giao dịch đáng ngờ này trong bảng sao kê ngân hàng của mình hoặc nhận thông báo giao dịch qua email.
- Điện thoại hao pin nhanh: Các ứng dụng bị nhiễm phần mềm độc hại chạy ngầm mà người dùng không biết sẽ tiêu tốn năng lượng và làm giảm tuổi thọ pin của điện thoại.
- Điện thoại quá nóng: Các phần mềm độc hại chạy ngầm sẽ chiếm dụng nhiều dung lượng bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM) của điện thoại. Điều này làm cho điện thoại có thể gặp khó khăn khi thực hiện các tác vụ khác cùng lúc, khiến nhiệt độ của điện thoại nóng lên nhanh chóng.
- Xuất hiện nhiều quảng cáo: Khi các phần mềm hiển thị quảng cáo xâm nhập điện thoại, nó có thể kiểm soát trình duyệt của người dùng, chuyển hướng người dùng đến các trang web khác, cài đặt các tiện ích mở rộng trái phép và nhắm mục tiêu vào người dùng bằng nhiều quảng cáo.
- Google tự động đăng xuất tài khoản: Khi Google phát hiện phần mềm độc hại trên điện thoại, Google sẽ tự động xóa tài khoản của người dùng và hiển thị cảnh báo có nội dung “Bạn đã bị đăng xuất để được bảo vệ” đồng thời Google sẽ hiển thị các đề xuất để khôi phục tài khoản của người dùng.
- Các ứng dụng lạ xuất hiện: Các ứng dụng mới đột nhiên xuất hiện trên điện thoại của người dùng mà trước đó người dùng không cài đặt.
Bước 1: Kích hoạt tính năng “Chế độ an toàn (safe mode)”, người dùng thực hiện tắt nguồn điện thoại bằng cách ấn giữ vào nút nguồn điện thoại một vài giây để điện thoại hiện lên tùy chọn tắt nguồn, ấn chọn Tắt nguồn. Sau đó sẽ xuất hiện lời nhắc Reboot to safe mode, chọn OK (Hình 1).
Hình 1. Bật chế độ Safe Mode trên điện thoại Android
Bước 2: Theo dõi và tìm kiếm ứng dụng độc hại, sau khi tắt nguồn điện thoại, người dùng thực hiện khởi động lại điện thoại. Khi đó tính năng “Chế độ an toàn” được hiển thị trên màn hình khóa. Song song đó, các ứng dụng thứ 3 cũng sẽ bị vô hiệu hóa ngay thời điểm này. Về cơ bản, thiết bị của người dùng vẫn sẽ hoạt động bình thường, nghĩa là vẫn có thể kết nối Internet, kiểm tra email, gọi điện hay nhắn tin… ở chế độ này. Hãy thử sử dụng thiết bị trong một thời gian (3 đến 5 ngày) để kiểm tra xem có vấn đề nào xảy ra với thiết bị hay không. Cách an toàn nhất là gỡ bỏ toàn bộ các ứng dụng đã cài đặt trước đó, sau đó lần lượt cài đặt lại từng ứng dụng để kiểm tra xem ứng dụng nào là nguyên nhân gây ra tình trạng lỗi cho thiết bị.
Bước 3: Xóa ứng dụng độc hại, sau một thời gian sử dụng ở Chế độ an toàn, người dùng sẽ thực hiện xem xét xóa và gỡ bỏ các ứng dụng xấu để cho máy hoạt động an toàn và trở về trạng thái bình thường. Để thực hiện xóa ứng dụng người dùng vào Cài đặt > Quản lý ứng dụng > Danh sách ứng dụng. Tìm ứng dụng gây lỗi và thực hiện xóa.
Play Protect là phần mềm được Google tích hợp trên các điện thoại Android thông qua cửa hàng CH Play và Google Play Services. Phần mềm này đóng vai trò truy quét các ứng dụng, trò chơi có chứa mã độc hoặc những ứng dụng, trò chơi gây nguy hiểm cho thiết bị. Với cơ chế quét tự động và đối chiếu với dữ liệu bảo mật khổng lồ từ Google, thiết bị Android của người dùng sẽ luôn được an toàn khỏi các phần mềm độc hại. Để kích hoạt tính năng này, người dùng thực hiện các bước sau:
Bước 1: Mở ứng dụng CH Play, chọn icon bên góc phải trên cùng, khi đó một giao diện menu sẽ xuất hiện, chúng ta chọn mục Play Protect. Cửa sổ Play Protect sẽ được kích hoạt, ở đây chúng ta sẽ thấy các ứng dụng đã được quét và cảnh báo ứng dụng không bảo mật nếu có (Hình 2).
Hình 2. Mở Play Protect trong ứng dụng CH Play
Bước 2: Tiếp tục bấm vào bánh răng bên góc phải trên cùng. Kích hoạt hết toàn bộ tính năng Play Protect để thiết bị được bảo vệ tốt hơn (Hình 3).
Hình 3. Kích hoạt toàn bộ tính năng Play Protect
- Tải ứng dụng từ các nguồn đáng tin cậy: Hạn chế tải ứng dụng từ các nguồn không đáng tin cậy, như các trang web không rõ nguồn gốc hoặc các ứng dụng được chia sẻ qua Bluetooth hoặc email. Nên tải ứng dụng từ Google Play Store hoặc các trang web có uy tín và được tin cậy.
- Cài đặt một số ứng dụng phòng, chống phần mềm độc hại: Tìm hiểu một ứng dụng để bảo vệ thiết bị của người dùng khỏi các phần mềm độc hại (Kaspersky Mobile Antivirus, AVG Antivirus Security, Avast Antivirus,...). Hãy chọn một phần mềm có tiếng, có chức năng quét và xóa bỏ các phần mềm độc hại trên điện thoại của người dùng.
- Cập nhật phần mềm thường xuyên: Hãy cập nhật phần mềm của điện thoại và các ứng dụng trên điện thoại thường xuyên để đảm bảo rằng chúng luôn được bảo mật và có khả năng chống lại các phần mềm độc hại mới.
- Cẩn thận khi sử dụng các ứng dụng: Hãy đọc kỹ các đánh giá và phản hồi của người dùng khác trước khi tải xuống bất kỳ ứng dụng nào. Hãy kiểm tra các quyền truy cập mà ứng dụng yêu cầu và chỉ cho phép truy cập vào các tài nguyên cần thiết.
- Sử dụng tính năng bảo mật trên điện thoại: Nên sử dụng tính năng bảo mật trên điện thoại của mình như mật khẩu hoặc vân tay để mở khóa màn hình.
Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, việc bảo vệ thông tin trên thiết bị di động trở thành điều cần thiết và cực kỳ quan trọng, vì trong đó có chứa rất nhiều thông tin cá nhân của người dùng. Thông qua các hướng dẫn và khuyến nghị trong bài báo như kích hoạt chế độ an toàn, Google Play Protect và sử dụng các phần mềm phòng, chống phần mềm độc hại, người dùng có thể giảm thiểu rủi ro và bảo vệ thiết bị của mình. Bằng cách này, chúng ta có thể tiếp tục tận hưởng những tiện ích mà công nghệ di động mang lại mà không phải lo lắng về an toàn thông tin cá nhân và thiết bị.
Quốc Trường
14:00 | 17/05/2024
14:00 | 29/07/2024
16:00 | 28/03/2022
07:00 | 17/10/2024
Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) đã ban hành hướng dẫn giúp các tổ chức hạn chế hoạt động của các tác nhân đe dọa trên không gian mạng bằng cách áp dụng kiến trúc Zero Trust.
08:00 | 10/02/2024
Một trong những mục tiêu của Chiến lược “Make in VietNam” do Thủ tướng Chính phủ ban hành là phát triển kinh tế số chiếm 20%GDP, với việc xác định các bước tiến đột phá mang tính hệ thống, nhấn mạnh vào chuyển đổi chủ quyền công nghệ, có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế một cách chủ động, tạo ra các sản phẩm công nghệ “Make in VietNam”. Trong xu thế đó, bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng được Đảng và Nhà nước giao, với vai trò là Cơ quan mật mã quốc gia, Ban Cơ yếu Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, xây dựng thuật toán mã khối dân sự để thiết kế, chế tạo các sản phẩm bảo mật, an toàn thông tin phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số.
09:00 | 05/02/2024
Ngày 24/01, Ban Cơ yếu Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Thông tư 96/2023/TT-BQP ngày 29/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính kỹ thuật mật mã sử dụng trong các sản phẩm mật mã dân sự thuộc nhóm sản phẩm bảo mật dữ liệu lưu giữ”.
10:00 | 11/10/2023
Việc kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm là kiểm tra, đánh giá sản phẩm đó có đạt được các yêu cầu về chất lượng theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hay không. Để tạo ra kết quả chuẩn xác của một cuộc đánh giá cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người. Bài viết sau sẽ giới thiệu về tiêu chuẩn ISO/IEC 19896-2:2018 cung cấp các yêu cầu về chuyên ngành để chứng minh cho các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và hiệu quả của các cá nhân trong việc thực hiện các dự án kiểm tra an toàn phù hợp với các tiêu chuẩn TCVN 12211:2018 (ISO /IEC 24759) và TCVN 11295:2016 (ISO/IEC 19790) cung cấp chi tiết các yêu cầu an toàn đối với mô-đun mật mã.