Tham dự Hội nghị có các đồng chí lãnh đạo Cục và đại diện gần 30 tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực MMDS. Điểm mới của Hội nghị năm nay là tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức đến các tổ chức, doanh nghiệp về thủ tục chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phổ biến quy định QCVN 01:2022/BQP ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BQP.
Đại tá Hồ Văn Hương phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Hồ Văn Hương nhấn mạnh: Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật An toàn thông tin mạng, sản phẩm MMDS phải được kiểm định, chứng nhận hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường. Vì vậy, việc đánh giá, chứng nhận hợp quy sản phẩm MMDS theo các quy chuẩn, quy định nêu trên là hết sức cần thiết và phù hợp; nhất là trong bối cảnh hiện nay các sản phẩm MMDS đang được kinh doanh và sử dụng hết sức phổ biến, rộng khắp.
Theo đó, Thông tư 23/2022/TT-BQP của Bộ Quốc phòng ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính kỹ thuật mật mã sử dụng trong các sản phẩm MMDS thuộc nhóm sản phẩm bảo mật luồng IP sử dụng công nghệ IPSEC và TLS”, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2022. Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh và sử dụng sản phẩm MMDS để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước. Quy chuẩn quy định mức giới hạn các đặc tính kỹ thuật mật mã của các sản phẩm bảo mật luồng IP sử dụng công nghệ IPsec và TLS phục vụ bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
Đối với các sản phẩm MMDS sử dụng công nghệ IPsec VPN được phép sử dụng giao thức trao đổi khóa IKEv1 và IKEv2, giao thức đóng gói ESP. Đối với các sản phẩm MMDS sử dụng công nghệ TLS VPN được phép sử dụng giao thức TLS 1.2 và TLS 1.3.
Về trình tự công bố hợp quy: Đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy kèm theo bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận được chỉ định cho cơ quan chuyên ngành để được cấp Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy. Sau khi có Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.
Đối với hàng hóa nhập khẩu: Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu kèm theo bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận được chỉ định. Cơ quan chuyên ngành cấp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Sau khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, tổ chức, cá nhân nộp bản sao y bản chính Thông báo này cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.
Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về MMDS và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mật mã dân sự là hành lang kỹ thuật, đóng vai trò quan trọng định hình sự tồn tại, phát triển của sản phẩm, dịch vụ MMDS, đồng thời cũng là những công cụ pháp lý rất quan trọng được sử dụng phổ biến trong hoạt động quản lý nhằm hướng tới các tiêu chí đảm bảo chất lượng sản phẩm mật mã, đảm bảo an toàn thông tin góp phần bảo vệ an ninh quốc gia.
Toàn cảnh Hội nghị tập huấn về MMDS năm 2022
Tại Hội nghị, đại diện các tổ chức, doanh nghiệp đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến những vấn đề còn vướng mắc về thủ tục chứng nhận hợp quy, cách xác định mã HS, xác định sản phẩm loại trừ Danh mục sản phẩm MMDS; các yêu cầu, điều kiện nhằm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm MMDS... Đại diện Cục QLMMDS&KĐSPMM đã giải đáp đầy đủ và thấu đáo các câu hỏi tại Hội nghị.
Kết luận Hội nghị, Lãnh đạo Cục QLMMDS&KĐSPMM đánh giá cao tinh thần hợp tác của các tổ chức, doanh nghiệp, nhằm thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Luật An toàn thông tin mạng và các Nghị định của Chính phủ. Các tổ chức, doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện tốt quy định của nhà nước về kinh doanh, sử dụng mật mã dân sự. Cục QLMMDS&KĐSPMM luôn sẵn sàng giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc và vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, để các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động thuận lợi trong lĩnh vực này.
Hương Mai
09:00 | 19/05/2022
14:00 | 25/07/2022
15:00 | 28/07/2022
15:00 | 15/04/2022
13:00 | 18/07/2022
07:00 | 22/07/2022
13:00 | 24/03/2022
10:00 | 25/05/2021
11:00 | 25/01/2024
Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, mã hóa thông tin trở thành một ngành quan trọng và có nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội, các ứng dụng, thiết bị mã hóa và bảo mật thông tin đang được sử dụng ngày càng phổ biến hơn trong các lĩnh vực khác nhau trên thế giới, từ lĩnh vực an ninh, quân sự, quốc phòng,… đến các lĩnh vực dân sự như thương mại, điện tử… Bài viết sẽ giới thiệu tóm tắt một số nội dung có trong tiêu chuẩn TCVN 11367-3:2016 về Công nghệ thông tin – Các kỹ thuật an toàn – Thuật toán mật mã, phần 3: Mã khối.
07:00 | 03/11/2023
Một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo khả năng so sánh các kết quả của quá trình đánh giá, đó là người làm công tác đánh giá phải đảm bảo điều kiện kĩ thuật luôn đáp ứng khách quan và chủ quan. Do đó, năng lực của người đánh giá là rất quan trọng khi khả năng so sánh và tính lặp lại của các kết quả đánh giá là nền tảng để công nhận lẫn nhau. Bài viết sau giới thiệu tiêu chuẩn ISO/IEC 19896-3:2018 yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và tính hiệu quả đối với đánh giá viên.
14:00 | 12/07/2023
Ngày 20/7 tới đây, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ tổ chức Hội nghị tập huấn về mật mã dân sự năm 2023 và triển khai Nghị định số 32/2023/NĐ-CP ngày 09/6/2023 của Chính phủ.
13:00 | 18/07/2022
Theo thông tin từ Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ), hoạt động cấp phép mật mã dân sự (MMDS) trong quý II/2022 tăng 56% so với quý I/2022.