Hệ mật AEGIS được đề xuất bởi hai nhà nghiên cứu Hongjun Wu và Bart Preneel. Hệ mật AEGIS có thể được sử dụng cho bảo mật dữ liệu giao tiếp ở tầng mạng do khả năng bảo mật các gói tin mà không mã hóa tiêu đề của chúng. AEGIS có 3 phiên bản là AEGIS-128, AEGIS-256 và AEGIS-128L cụ thể như Bảng 1.
Bảng 1: Các tham số của một số phiên bản trên hệ mật AEGIS
Hệ mật AEGIS được đánh giá cao do có thiết kế đơn giản và hiệu quả, trong đó có sử dụng lại hàm vòng của thuật toán AES [6]. Hình 1 thể hiện 4 giai đoạn chính trong quá trình mã hóa của AEGIS-128.
Hình 1. Mã hóa trong AEGIS-128
Theo đó, quá trình mã hóa cơ bản dựa trên 4 khối cập nhật trạng thái (State update) có cơ chế hoạt động như nhau, cụ thể sẽ được trình bày như dưới đây.
Trong giai đoạn khởi tạo, các thành phần như: khóa (Key), vector khởi tạo (IV) và 02 giá trị hằng (const0, const1) được cấp làm đầu vào hàm cập nhật trạng thái. Giai đoạn xử lý dữ liệu liên kết, hàm cập nhật trạng thái lấy dữ liệu vào là đầu ra của giai đoạn khởi tạo và dữ liệu liên kết (AD). Giai đoạn mã hóa, bản thông báo (M) được chia thành các khối 16 byte (128 bit) để cấp vào cho hàm cập nhật trạng thái, bản mã (ciphertext) được tạo ra bằng các phép XOR bản thông báo rõ với trạng thái đầu ra của hàm cập nhật trạng thái. Tại giai đoạn cuối, nhãn xác thực được tạo từ 16 byte cuối (từ byte thứ 64 đến 80) của hàm cập nhật trạng thái với đầu vào là độ dài của dữ liệu liên kết (ADlen) kết hợp với độ dài bản thông báo (Mlen) và đầu ra của hàm trạng thái giai đoạn mã hóa.
Để đọc tiếp bài báo, kính mời độc giả truy cập tại đây.
Nguyễn Như Chiến, Lê Hải Hường
09:00 | 05/01/2023
10:00 | 11/02/2021
14:00 | 14/01/2021
09:00 | 02/02/2022
16:00 | 31/03/2020
16:00 | 09/12/2020
10:00 | 24/02/2021
14:00 | 04/07/2023
Đó là dự báo của công ty nghiên cứu MarketsandMarkets có trụ sở tại Ấn Độ và các chi nhánh tại Mỹ và Vương quốc Anh. Thị trường mật mã lượng tử toàn cầu ước tính giá trị khoảng 500 triệu USD vào năm 2023. Giống như bản thân công nghệ lượng tử đang phát triển nhanh chóng, thị trường mật mã lượng tử sẽ phát triển vượt bậc trong nửa thập kỷ tới đây.
09:00 | 03/03/2023
Hệ thống mật mã RSA (thuật toán mã hóa khóa công khai, lược đồ chữ ký số) cũng như tất cả các nguyên thuỷ mật mã khác, mô hình hệ mật, cấu trúc thuật toán của các nguyên thủy mật mã trong hệ thống mật mã RSA là công khai. Tuy nhiên, việc lựa chọn và sử dụng các tham số cho hệ thống mật mã này sao cho an toàn và hiệu quả là một vấn đề đã và đang được nhiều tổ chức, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong bài viết này chúng tôi tổng hợp và giới thiệu về các kết quả và dự đoán về khả năng thám mã RSA dựa trên phân tích RSA mô đun lô, các độ dài RSA mô đun lô hiện tại được cho là an toàn, từ đó đưa ra khuyến cáo về độ dài mô đun lô RSA dùng cho các ứng dụng bảo mật và an toàn thông tin.
13:00 | 23/06/2022
Zero trust là tư duy bảo mật được phát triển với mục tiêu xây dựng một mô hình bảo mật nhằm bảo vệ mọi tài nguyên trong hệ thống IT/OT khỏi các đối tượng không có quyền hạn. Mô hình bảo mật Zero trust được thiết kế nhằm đảm bảo khả năng kiểm soát các tài nguyên có trong một hệ thống thông tin. Mô hình này yêu cầu định danh, quản lý và kiểm soát danh tính (con người hoặc máy móc), tài khoản người dùng, quyền truy cập thông tin và thiết bị vận hành, thiết bị đầu cuối trên mọi môi trường mạng, cũng như là mối liên kết, kết nối của mọi hạ tầng hệ thống có trong một hệ thống thông tin.
13:00 | 24/03/2022
Nhân dịp đầu Xuân Nhâm Dần, phóng viên Tạp chí An toàn thông tin đã có buổi phỏng vấn đồng chí Đại tá, TS. Hồ Văn Hương, Cục trưởng Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã (MMDS&KĐSPMM), Ban Cơ yếu Chính phủ nhằm hiểu rõ hơn thông tin, định hướng và triển khai công tác quản lý mật mã dân sự và kiểm định sản phẩm mật mã trong thời gian tới.