Nội dung của tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên việc thừa kế nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ Khoa học - Công nghệ cấp Ban Cơ yếu Chính phủ, “Nghiên cứu xây dựng chuẩn mã khối sử dụng trong lĩnh vực dân sự" do Viện Khoa học - Công nghệ mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì. Thuật toán mã khối MKV có hai phiên bản kích cỡ khối, kích cỡ khối 256-bit với mong muốn đảm bảo độ an toàn cho hậu lượng tử còn 128-bit cho giai đoạn chuyển tiếp. Mỗi phiên bản mã khối đều có ba tùy chọn độ dài khóa với mức an toàn linh hoạt phù hợp cho các nhà làm ứng dụng. Mã khối MKV đã đạt được một số đặc điểm trong thiết kế như sau:
Về cấu trúc: MKV sử dụng cấu trúc dạng SPN dựa trên lược đồ FLC đạt độ an toàn được chứng minh trong mô hình Luby-Rackoff. Bên cạnh đó, mã khối này có cấu trúc FLC-SDS đạt được độ an toàn thực tế trước thám mã vi sai và tuyến tính.
Về thành phần mật mã: Mã khối sử dụng hộp thế 8-bit cho khả năng xáo trộn và ma trận MDS cho khả năng khuếch tán cực đại. Các thành phần mật mã này đều có tính chất mật mã tốt và có xem xét đến khả năng tối ưu trong triển khai cài đặt phần mềm/phần cứng.
Về chu trình tạo khóa: MKV có chu trình tạo khóa được thiết kế theo lược đồ lặp, có đảm bảo độ an toàn lý thuyết về cấu trúc và độ an toàn thực tế trước thám mã vi sai khóa quan hệ.
Về kháng lại tấn công thảm mã thực tế: Bên cạnh độ an toàn chứng minh được đối với hai thám mã phổ biến nhất là vi sai và tuyến tính, MKV đảm bảo kháng lại thảm mã boomerang, thám mã tích phân, thám mã đại số, thám mã vi sai khóa quan hệ, thám mã vi sai không thể....
Về hiệu năng: đảm bảo khả năng thực thi phù hợp với các ứng dụng thông dụng trong bảo mật thông tin thuộc lĩnh vực dân sự về phần cứng và phần mềm.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 cùng sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã tạo ra những cơ hội và thách thức lớn đối với an ninh quốc gia. Mạng lưới thông tin và truyền thông không chỉ trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống kinh tế - xã hội, mà còn là một phần tử quan trọng của hạ tầng an ninh quốc gia. Điều này đòi hỏi một sự tự chủ và làm chủ công nghệ của mỗi quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo mật thông tin.
Ban Cơ yếu Chính phủ với vai trò là cơ quan mật mã quốc gia đã nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển các sản phẩm mật mã nội địa. Với động lực mạnh mẽ từ chiến lược "Make in Vietnam" - một chiến lược nhằm thúc đẩy khả năng tự chủ về công nghệ của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực nhạy cảm như mật mã. Ban Cơ yếu Chính phủ đã thực hiện xây dựng và phát triển thuật toán mã khối MKV, điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu bảo mật cấp bách trong nước mà còn là một bước đi chiến lược để Việt Nam tự chủ trong việc bảo vệ an ninh mạng, đồng thời khẳng định vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực mật mã trên trường quốc tế. Sự phát triển của MKV thể hiện một nỗ lực lớn trong việc giảm thiểu sự phụ thuộc vào các công nghệ bảo mật nước ngoài, đảm bảo dữ liệu quan trọng của quốc gia được bảo vệ bởi những công nghệ do chính Việt Nam phát triển.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 14263:2024 về mã khối là bước khởi đầu cho việc xây dựng một khung mật mã hoàn chỉnh, gồm các nguyên thủy mật mã khác như chữ ký số, hàm băm,... với mục tiêu khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ mật mã quốc tế.
M.H
13:00 | 25/12/2024
14:00 | 28/02/2025
10:00 | 03/04/2024
16:00 | 04/07/2024
15:00 | 23/01/2025
Tiêu chuẩn AIS 20/31 của Văn phòng Liên bang về An toàn thông tin của Đức (BSI) là một tiêu chuẩn về việc phân lớp các bộ tạo số ngẫu nhiên dựa trên các tiêu chí cần đạt về độ an toàn, mô hình lý thuyết và các độ đo entropy. Trải qua gần 30 năm hình thành và cập nhật, phiên bản đầu tiên AIS 20 được công bố từ năm 1999, chuẩn AIS 20/31 tiếp tục được nghiên cứu, cập nhật và được công bố mới nhất vào ngày 10/09/2024. Trong bài viết này, nhóm tác giả sẽ trình bày các điểm cập nhật quan trọng nhất của tiêu chuẩn AIS 20/31 so với các phiên bản đã được công bố trước đây.
07:00 | 17/10/2024
Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) đã ban hành hướng dẫn giúp các tổ chức hạn chế hoạt động của các tác nhân đe dọa trên không gian mạng bằng cách áp dụng kiến trúc Zero Trust.
08:00 | 10/02/2024
Một trong những mục tiêu của Chiến lược “Make in VietNam” do Thủ tướng Chính phủ ban hành là phát triển kinh tế số chiếm 20%GDP, với việc xác định các bước tiến đột phá mang tính hệ thống, nhấn mạnh vào chuyển đổi chủ quyền công nghệ, có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế một cách chủ động, tạo ra các sản phẩm công nghệ “Make in VietNam”. Trong xu thế đó, bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng được Đảng và Nhà nước giao, với vai trò là Cơ quan mật mã quốc gia, Ban Cơ yếu Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, xây dựng thuật toán mã khối dân sự để thiết kế, chế tạo các sản phẩm bảo mật, an toàn thông tin phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số.
14:00 | 14/06/2023
Ngày 09/6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 32/2023/NĐ-CP (Nghị định 32) sửa đổi, bổ sung Nghị định số 53/2018/NĐ-CP (Nghị định 53) ngày 16/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 58/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự.