Lỗ hổng được theo dõi có mã định danh là CVE-2024-21894 (điểm CVSS 8.2). Nguyên nhân dẫn đến lỗ hổng xuất phát từ lỗi heap overflow trong thành phần IPSec của Ivanti Connect Secure (trước đây là Pulse Connect Secure) và Policy Secure, có thể bị khai thác bởi những kẻ tấn công từ xa, bỏ qua xác thực để thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DoS) hoặc thực thi mã tùy ý.
Vào ngày 02/4/2024, công ty phần mềm Ivanti đã phát hành bản cập nhật bảo mật để giải quyết lỗ hổng này và ba lỗ hổng khác trong hai thiết bị VPN của công ty, bao gồm CVE-2024-22053, một lỗi heap overflow có mức độ nghiêm trọng cao khác dẫn đến tấn công DoS.
Sự cố này ảnh hưởng đến tất cả các phiên bản được hỗ trợ của Connect Secure và Policy Secure. Do đó, Ivanti đã kêu gọi tất cả người dùng tiến hành cập nhật. Các nhà nghiên cứu bảo mật của ShadowServer cho biết họ đã xác định được hơn 16.000 phiên bản thiết bị Ivanti VPN có khả năng bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng CVE-2024-21894.
Tính đến ngày 7/4, dữ liệu của ShadowServer cho thấy khoảng 10.000 phiên bản Ivanti Connect Secure và Policy Secure có thể truy cập Internet dễ bị tấn công bởi lỗ hổng CVE-2024-21894. Hầu hết các thiết bị này đều ở Mỹ (3.700) và Nhật Bản (1.700), tiếp theo là Anh (860), Pháp (710), Đức (570), Trung Quốc (440), Canada (300) và Ấn Độ (290).
Ivanti đang phải đối mặt với một loạt các cuộc tấn công zero-day gần đây và buộc Chính phủ Mỹ phải ban hành hướng dẫn ngắt kết nối. Công ty cho biết hiện đang bắt tay vào việc cải tổ toàn bộ tổ chức an ninh mạng của họ.
Nguyễn Hà Phương
(Theo Securityweek)
09:00 | 03/04/2024
08:00 | 08/05/2024
10:00 | 26/04/2024
09:00 | 06/03/2024
07:00 | 23/10/2024
10:00 | 02/10/2024
08:00 | 14/06/2024
09:00 | 04/04/2024
14:00 | 23/05/2024
09:00 | 08/10/2024
Theo thông tin từ Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ, hoạt động cấp phép mật mã dân sự (MMDS) trong quý III/2024 tăng 26,6% so với cùng kỳ năm 2023.
13:00 | 30/07/2024
Ransomware là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công máy tính hoặc hệ thống mạng bằng cách mã hóa dữ liệu quan trọng của người dùng và yêu cầu một khoản tiền chuộc để cung cấp khóa giải mã. Các cuộc tấn công bằng ransomware ngày càng tinh vi và có khả năng gia tăng trong thời gian tới với một trong những lo ngại từ ransomware Rhysida. Nghiên cứu cơ chế mã hóa của Rhysida là giải pháp hiệu quả để hạn chế nguy cơ từ loại ransomware này. Các nhà nghiên cứu tại Cơ quan An ninh và Internet Hàn Quốc (KISA) đã tìm thấy lỗ hổng trong cơ chế mã hóa của ransomware Rhysida, cho phép đảo ngược quá trình mã hóa dữ liệu.
16:00 | 04/07/2024
Nhằm công bố rộng rãi và công khai thuật toán mật mã MKV của Việt Nam - dùng trong lĩnh vực dân sự, vừa qua, đoàn công tác của Viện Khoa học - Công nghệ mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ, đã tham dự và trình bày báo cáo tại Hội nghị xu hướng mật mã CTCrypt được tổ chức tại Liên Bang Nga từ ngày 03-06/6/2024.
08:00 | 04/04/2024
Có một số phương pháp để xác định mức độ an toàn của các hệ mật sử dụng độ dài khóa mã (key length) tham chiếu làm thông số để đo độ mật trong cả hệ mật đối xứng và bất đối xứng. Trong bài báo này, nhóm tác giả tổng hợp một số phương pháp xác định độ an toàn của hệ mật khóa công khai RSA, dựa trên cơ sở các thuật toán thực thi phân tích thừa số của số nguyên modulo N liên quan đến sức mạnh tính toán (mật độ tích hợp Transistor theo luật Moore và năng lực tính toán lượng tử) cần thiết để phá vỡ một bản mã (các số nguyên lớn) được mã hóa bởi khóa riêng có độ dài bit cho trước. Mối quan hệ này giúp ước lượng độ an toàn của hệ mật RSA theo độ dài khóa mã trước các viễn cảnh tấn công khác nhau.