Kế hoạch nhằm triển khai nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về mật mã dân sự trong quản lý chất lượng, công tác đánh giá, công bố hợp quy đối với sản phẩm mật mã dân sự theo quy định của Luật An toàn thông tin mạng, Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa năm 2007; Triển khai thực hiện cấp chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự theo Quyết định số 2521/QĐ-BQP ngày 28/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc chỉ định tổ chức chứng nhận sự phù hợp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 15:2023/BQP ban hành kèm theo Thông tư 96/2023/TT-BQP (sau đây gọi tắt là Thông tư 96).
Kế hoạch xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức triển khai Thông tư 96 để đảm bảo tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
Về công tác tuyên truyền, phổ biến: kế hoạch xác định phải tuyên truyền rộng rãi trên phạm vi cả nước để các tổ chức, doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và sâu rộng. Trong đó, cần tổ chức phổ biến và triển khai Thông tư 96; Xây dựng các chuyên đề phổ biến về QCVN 15:2023/BQP ban hành kèm theo Thông tư 96; Đăng tải, phổ biến nội dung Thông tư và kế hoạch triển khai Thông tư 96 trên các phương tiện thông tin đại chúng; Đăng tải, phổ biến nội dung Thông tư trên website nacis.gov.vn.
Về công tác tập huấn, hướng dẫn áp dụng QCVN 15:2023/BQP: Cần tổ chức tập huấn, hướng dẫn áp dụng quy định của QCVN 15:2023/BQP ban hành kèm theo Thông tư 96 cho các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh, sử dụng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
Về triển khai cấp giấy chứng nhận hợp quy
Cấp Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự cho tổ chức, cá nhân theo quy định của QCVN 15:2023/BQP ban hành kèm theo Thông tư 96 và Quyết định 1078/QĐ-BCY ngày 03/11/2020 của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ ban hành Quy trình đánh giá, cấp chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm mật mã dân sự tại Ban Cơ yếu Chính phủ.
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã để tiếp nhận và giải quyết thủ tục cấp chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm mật mã dân sự.
Cập nhật thông tin về công bố hợp quy lĩnh vực mật mã dân sự trên “Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh”.
Rà soát, hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động cấp giấy chứng nhận; quy trình cấp giấy chứng nhận.
Thanh tra, kiểm tra: Thanh tra, xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự trong việc áp dụng QCVN 15:2023/BQP ban hành kèm theo Thông tư 96. Định kỳ kiểm tra hằng năm hoặc đột xuất việc áp dụng QCVN 15:2023/BQP ban hành kèm theo Thông tư 96.
Về nguồn nhân lực: Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ việc triển khai đánh giá, chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự theo QCVN 15:2023/BQP ban hành kèm theo Thông tư 96; Xây dựng đề án xã hội hóa phục vụ hoạt động đánh giá sự phù hợp sản phẩm mật mã dân sự.
Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch. Các cơ quan, đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Đức Anh
08:00 | 11/05/2024
15:00 | 15/04/2022
08:00 | 18/11/2021
09:00 | 19/07/2023
16:00 | 28/11/2024
Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mật mã dân sự (MMDS) là hành lang kỹ thuật, đóng vai trò quan trọng định hình sự tồn tại, phát triển của sản phẩm, dịch vụ MMDS. Đồng thời, cũng là những công cụ pháp lý rất quan trọng được sử dụng phổ biến trong hoạt động quản lý nhằm hướng tới các tiêu chí đảm bảo chất lượng sản phẩm mật mã, đảm bảo an toàn thông tin góp phần bảo vệ an ninh quốc gia. Danh mục này quy định tiêu chuẩn bắt buộc về kỹ thuật mật mã (KTMM) áp dụng cho mô-đun an toàn phần cứng (HSM) trong hoạt động định danh và xác thực điện tử.
13:00 | 30/07/2024
Ransomware là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công máy tính hoặc hệ thống mạng bằng cách mã hóa dữ liệu quan trọng của người dùng và yêu cầu một khoản tiền chuộc để cung cấp khóa giải mã. Các cuộc tấn công bằng ransomware ngày càng tinh vi và có khả năng gia tăng trong thời gian tới với một trong những lo ngại từ ransomware Rhysida. Nghiên cứu cơ chế mã hóa của Rhysida là giải pháp hiệu quả để hạn chế nguy cơ từ loại ransomware này. Các nhà nghiên cứu tại Cơ quan An ninh và Internet Hàn Quốc (KISA) đã tìm thấy lỗ hổng trong cơ chế mã hóa của ransomware Rhysida, cho phép đảo ngược quá trình mã hóa dữ liệu.
15:00 | 04/10/2023
Xác thực thực thể ẩn danh là một kiểu xác thực thực thể đặc biệt. Trong một cơ chế xác thực thực thể ẩn danh, với một thông báo được tạo ra trong giao thức xác thực, một thực thể trái phép không thể khám phá ra định danh của thực thể đang được xác thực (bên được xác thực). Cùng lúc đó, một bên xác thực được ủy quyền có thể không được phép biết định danh của thực thể đang được xác thực. Trong nội dung bài viết trước đã giới thiệu tổng quan về Xác thực thực thể ẩn danh tại TCVN 13178-1. Bài viết này sẽ tiếp tục giới thiệu tới độc giả các cơ chế xác thực thực thể ẩn danh dựa trên chữ ký sử dụng khóa công khai nhóm được quy định tại TCVN 13178-2.
16:00 | 30/11/2022
Ngày 23/4/2021, trên trang web của Hiệp hội mật mã thế giới xuất hiện bài báo “On One-way Functions from NP-Complete Problems” của Yanyi Liu và Rafael Pass [1]. Liu và Pass đã chứng minh rằng sự tồn tại của tất cả các hệ mật khóa công khai phụ thuộc vào một trong những câu hỏi lâu đời nhất của lý thuyết độ phức tạp tính toán. Trong bài báo này, tác giả sẽ giới thiệu nội dung bài viết của Erica Klarreich [2] bình luận về kết quả trong nghiên cứu [1] của Liu và Pass.