Cụ thể, trong quý II/2022 Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã đã thẩm định và trình Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ ký 69 Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ MMDS (gồm cấp mới, cấp bổ sung) và 144 Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm MMDS. Con số này tăng khoảng 56% so với quý I/2022. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ MMDS tiếp tục đáp ứng yêu cầu trong lĩnh vực kinh tế - xã hội để đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin, đặc biệt đáp ứng hơn nữa yêu cầu triển khai Chính phủ điện tử và Chính phủ số.
Nhận định về vấn đề này, Đại tá Hồ Văn Hương, Cục trưởng Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã cho biết: "Đối với công tác quản lý mật mã dân sự, được xác định là một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm của Ban Cơ yếu Chính phủ và ngành Cơ yếu, mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về mật mã dân sự được đặt lên hàng đầu, trong đó đã tiến hành các giải pháp đồng bộ và hiệu quả như tiếp tục triển khai thực hiện quản lý nhà nước về mật mã dân sự theo quy định của Luật An toàn thông tin mạng, Nghị định số 58/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự, Nghị định số 53/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 58/NĐ-CP và các văn bản triển khai của Ban Cơ yếu Chính phủ".
Để đáp ứng yêu cầu ứng dụng bảo mật, an toàn thông tin trong các tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, các sản phẩm MMDS phải được kiểm định, kiểm tra an ninh một cách khoa học, khách quan, nghiêm ngặt, đúng quy trình, chặt chẽ trước khi đưa vào sử dụng, đảm bảo các sản phẩm tuyệt đối an toàn, hiệu quả khi được đưa ra triển khai sử dụng trong thực tế.
Từ năm 2020, để đáp ứng nhu cầu cấp phép và yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, kết nối với Chính phủ điện tử giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân và doanh nghiệp, từ năm 2020, Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã đã đưa vào khai thác và sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3-4 để thực hiện các thủ tục cấp phép, cấp chứng nhận sản phẩm MMDS.
Mai Hương
09:00 | 19/05/2022
08:00 | 28/04/2022
10:00 | 29/07/2022
15:00 | 15/04/2022
07:00 | 15/01/2024
Các nhà nghiên cứu đến từ Phòng thí nghiệm bảo mật SRLabs (Đức) tạo ra một bộ giải mã có khả năng khôi phục miễn phí tệp tin cho các nạn nhân của mã độc tống tiền Black Basta.
09:00 | 17/07/2023
Trong hai ngày 21-22/6/2023, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST) đã tổ chức Hội thảo công khai (ảo) về Mật mã hạng nhẹ lần thứ 6 để giải thích cụ thể hơn về quy trình lựa chọn và thảo luận các khía cạnh khác nhau của tiêu chuẩn mật mã hạng nhẹ.
09:00 | 08/06/2023
Tính toán nhiều bên an toàn MPC (Multi-Party Computation) là một giao thức mật mã cho phép thực hiện tính toán một giá trị chung bởi nhiều bên tham gia mà không phải chia sẻ bất kỳ thông tin cá nhân giữa các thành viên. MPC được phát triển như một giải pháp khả thi để giải quyết những thách thức nổi bật đối với bảo mật khóa cá nhân trong thời điểm hiện tại và có nhiều tiềm năng ứng dụng trong tương lai.
17:00 | 15/11/2022
Giao thức SSL/TLS được sử dụng để bảo mật kênh truyền cho rất nhiều dịch vụ mạng hiện nay như: dịch vụ Web, Email, Database, VoIP... TLS 1.3 là phiên bản mới nhất của giao thức này với nhiều ưu điểm như tốc độ nhanh và độ an toàn cao hơn so với các phiên bản trước [1]. Bài viết này sẽ trình bày chi tiết về cách thức hoạt động và thuật toán mật mã được sử dụng trong TLS 1.3.