Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo: Cục Quản lý Mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã (QLMMDS&KĐSPMM), Ban Cơ yếu Chính phủ; Cục Giám sát Quản lý về Hải quan; đại diện Hiệp hội An toàn thông tin phía Nam; Hải quan một số tỉnh, thành phố phía Nam và gần 100 tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin.
Tại Hội nghị, đồng chí Hồ Văn Hương, Phó Cục trưởng Cục QLMMDS&KĐSPMM đã giới thiệu những nội dung cơ bản về quản lý mật mã dân sự (MMDS) được quy định tại Luật An toàn thông tin mạng và Nghị định 58.
Phần tọa đàm diễn ra dưới sự chủ trì của đồng chí Vũ Văn Xứng, Cục trưởng Cục QLMMDS&KĐSPMM và đồng chí Ngô Minh Hải, Phó Cục trưởng Cục Giám sát Quản lý về Hải quan. Đồng chí Vũ Văn Xứng đã nêu vắn tắt những vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về MMDS trong quá trình xây dựng Luật An toàn thông tin mạng, Nghị định 58 và một số kết quả đạt được trong quá trình triển khai Luật An toàn thông tin mạng và Nghị định 58. Với tinh thần hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, đồng chí Vũ Văn Xứng cũng nêu lên những khó khăn, vướng mắc của cơ quan quản lý cũng như tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình triển khai.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến việc quản lý, cấp phép và xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong lĩnh vực MMDS, việc nhận dạng sản phẩm MMDS….
Đại diện Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá, mặc dù đã nhận được sự giúp đỡ từ cơ quan quản lý về MMDS, nhưng bản thân cơ quan này cũng còn lúng túng khi triển khai thực hiện Nghị định 58, nhất là khó khăn trong việc nhận diện sản phẩm hàng hóa nào là MMDS là rất. Hơn nữa lại chỉ dựa vào thông tin khai báo của chính các doanh nghiệp nhập khẩu MMDS để xác định, nhưng các doanh nghiệp này đôi khi khai báo không đầy đủ… dẫn đến giữa Hải quan và doanh nghiệp không thống nhất được, làm chậm quá trình thông quan, gây bức xúc cho danh nghiệp. Đơn vị này cũng đề nghị Cục QLMMDS&KĐSPMM cần hướng dẫn chi tiết hơn về danh mục sản phẩm, hàng hóa MMDS. Về vấn đề này, đồng chí Vũ Văn Xứng cho biết trong thời gian tới, Cục QLMMDS&KĐSPMM sẽ thông báo cơ sở dữ liệu về sản phẩm MMDS trực tuyến trên website cả Cục để các bên liiên quan có cơ sở tham chiếu.
Về vấn đề cấp phép và kiểm định sản phẩm MMDS, nhiều tổ chức, doanh nghiệp cũng nêu lên khó khăn khi phải chuyển hồ sơ và hàng hóa ra Hà Nội, làm chậm quá trình làm thủ tục nhập hàng hóa. Các tổ chức, doanh nghiệp cũng đề nghị Cục QLMMDS&KĐSPMM nên lập cơ sở tại phía Nam hoặc ủy quyền cho các Trung tâm kiểm định đạt tiêu chuẩn…. Đại diện một số tổ chức, doanh nghiệp cũng hỏi về thủ tục nhập khẩu sản phẩm MMDS về để sử dụng mà không kinh doanh; về các sản phẩm CNTT phổ thông có yếu tố mã hóa như viber, Iphone, outlook… có được coi là sản phẩm MMDS hay không..Các câu hỏi này đều nhận được sự giải đáp thỏa đáng từ ban tổ chức.
Trước đó, vào các ngày 31/8 và 06/12 tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ cũng đã tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị định số 58/2016/NĐ-CP đến các tổ chức, doanh nghiệp khu vực phía Bắc.
Nghị định số 58/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Nghị định 58 ra đời nhằm triển khai thực hiện Luật An toàn thông tin mạng và thay thế Nghị định số 73/2007/NĐ-CP ngày 8/5/2007 của Chính phủ về hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước. Với 4 chương, 13 điều, Nghị định 58 quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự; ban hành danh mục sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực mật mã dân sự. |
14:00 | 09/08/2018
09:00 | 08/10/2024
Theo thông tin từ Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ, hoạt động cấp phép mật mã dân sự (MMDS) trong quý III/2024 tăng 26,6% so với cùng kỳ năm 2023.
13:00 | 28/08/2024
Các dạng tấn công web nói chung và tấn công thay đổi giao diện website nói riêng được xem là một trong các mối đe dọa chính đối với nhiều cơ quan, tổ chức có các hệ thống cung cấp dịch vụ trên nền web. Một cuộc tấn công thay đổi giao diện có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Nhiều kỹ thuật, giải pháp và công cụ giám sát, phát hiện dạng tấn công này đã được nghiên cứu, phát triển và triển khai trên thực tế. Tuy vậy, một số giải pháp chỉ có khả năng hoạt động với các trang web có nội dung tĩnh hoặc ít thay đổi, hoặc yêu cầu cao về tài nguyên tính toán, hoặc có tỷ lệ phát hiện sai cao. Bài báo này đề xuất một mô hình học sâu cho phát hiện tấn công thay đổi giao diện website, trong đó có xem xét, xử lý ảnh chụp màn hình trang web.
16:00 | 03/05/2024
Theo tờ Nikkei Asia, hiện tại Alibaba đang thuê máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Viettel và VNPT. Từ năm 2022, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân có hiệu lực, bắt buộc các công ty công nghệ nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu ở trong nước. Nhằm đáp ứng quy định này, gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba dự định sẽ xây dựng một trung tâm dữ liệu tại Việt Nam.
11:00 | 29/07/2023
Ngày 24/5/2023, trang web của Viện Khoa học Weizmann (Weizmann Institute of Science) đăng tải bài báo “Polynomial - Time Pseudodeterministic Construction of Primes” [1] của Lijie Chen và các cộng sự. Đây là một thuật toán mới, tập hợp các ưu điểm của tính ngẫu nhiên và quy trình tất định để xây dựng các số nguyên tố lớn một cách đáng tin cậy. Dưới đây là nội dung bài viết đã đăng tại Quanta Magazine [1].