Đồng chí Đại tá Hồ Văn Hương, Cục trưởng Cục QLMMDS&KĐSPMM chủ trì Hội nghị; Tham dự Hội nghị có đồng các đồng chí lãnh đạo Cục và đại diện gần 30 tổ chức, doanh nghiệp. Hội nghị được tổ chức nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tổ chức, doanh nghiệp về quản lý mật mã dân sự theo quy định tại Luật An toàn thông tin mạng, Nghị định số 58 và Nghị định số 53 của Chính phủ.
Đồng chí Đại tá Hồ Văn Hương, Cục trưởng Cục QLMMDS&KĐSPMM phát biểu tại Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Hồ Văn Hương nhấn mạnh: "Trong quá trình triển khai thực hiện công tác về mật mã dân sự, Ban Cơ yếu Chính phủ đã nhận được sự phối hợp triển khai của các Bộ, ngành, địa phương và của các doanh nghiệp. Cho đến nay, Ban Cơ yếu Chính phủ đã cấp phép cho hơn 200 doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự. Hàng năm, Cục tiếp nhận và xử lý hàng trăm hồ sơ cấp phép kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự". Tuy nhiên, hiện nay nhiều tổ chức, doanh nghiệp chưa tuân thủ và thực hiện theo đúng các văn bản hướng dẫn đã ban hành; chưa nắm chắc quy trình, thủ tục thực hiện xin cấp phép... Vì vậy tại Hội nghị lần này, Cục QLMMDS&KĐSPMM đề nghị các tổ chức, doanh nghiệp nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để Cục giải đáp và hướng dẫn chi tiết.
Tại Hội nghị, đại diện Cục QLMMDS&KĐSPMM đã phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, kinh doanh, xuất nhập khẩu, sử dụng sản phẩm mật mã dân sự; công tác quản lý chất lượng sản phẩm mật mã dân sự; hướng dẫn trình tự cấp phép trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Cục.
Theo đó, để triển khai thực hiện Luật An toàn thông tin mạng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016) và Nghị định số 53/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 58/2016/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 16/4/2018).
Toàn cảnh hội nghị
Phiên toạ đàm tại hội nghị, đại diện các tổ chức, doanh nghiệp đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến những vấn đề còn vướng mắc như: trình tự cấp phép trực tuyến; việc giảm lệ phí cấp phép; cách xác định mã HS, xác định sản phẩm loại trừ Danh mục sản phẩm MMDS; các yêu cầu, điều kiện nhằm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm mật mã dân sự... Đại diện Cục QLMMDS&KĐSPMM đã giải đáp đầy đủ và thấu đáo các câu hỏi tại Hội nghị.
Để đáp ứng nhu cầu cấp phép ngày càng gia tăng và yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, kết nối với Chính phủ điện tử giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân và doanh nghiệp, từ năm 2020, Cục đã đưa vào khai thác và sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 - 4 để thực hiện các thủ tục cấp phép, cấp chứng nhận sản phẩm MMDS.
Bên cạnh đó, Cục QLMMDS&KĐSPMM đã khẩn trương triển khai giảm 10% mức thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự, giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự theo Thông tư số 18/2021/TT-BTC Bộ Tài chính mới ban hành.
Kết luận Hội nghị, Lãnh đạo Cục QLMMDS&KĐSPMM đánh giá cao tinh thần hợp tác của các tổ chức, doanh nghiệp, nhằm thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Luật An toàn thông tin mạng và các Nghị định 58, Nghị định 53 của Chính phủ, đồng thời các tổ chức, doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện tốt quy định của nhà nước về kinh doanh, sử dụng MMDS. Cục QLMMDS&KĐSPMM luôn sẵn sàng giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc và vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, để các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động thuận lợi trong lĩnh vực này.
Mai Hương
10:00 | 25/05/2021
08:00 | 18/11/2021
11:00 | 16/02/2022
16:00 | 30/03/2021
14:00 | 25/07/2022
14:00 | 04/03/2021
15:00 | 15/04/2022
09:00 | 24/02/2025
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của máy tính lượng tử đang đặt ra thách thức lớn đối với các hệ thống bảo mật hiện tại. Những thuật toán mật mã truyền thống vốn dựa vào sự phức tạp tính toán của máy tính cổ điển nay đang đứng trước nguy cơ bị phá vỡ. Để đối phó với mối đe dọa này, các quốc gia trên thế giới đang thực hiện các chương trình và chiến lược về mật mã kháng lượng tử. Quá trình này đang gặp nhiều thử thách, từ những nghi ngại về tính an toàn của các thuật toán mới cho đến rủi ro từ các backdoor tiềm ẩn. Bài viết sẽ phân tích quá trình phát triển và chuyển dịch mật mã hậu lượng tử cũng như những thách thức và tác động của mật mã hậu lượng tử đối với an ninh quốc gia trong bối cảnh hiện nay.
16:00 | 06/12/2024
Ngày 03/12, Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) cho biết đã triệt phá thành công một dịch vụ nhắn tin mã hóa được sử dụng cho hoạt động buôn bán ma túy và vũ khí quốc tế.
08:00 | 16/07/2024
Trước nhu cầu về bảo mật an toàn thông tin trong hệ thống các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân ngày càng gia tăng, hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự cũng tăng lên nhanh chóng với quy mô rộng trên phạm vi cả nước. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về sự thay đổi của hành lang pháp lý phải phù hợp với bối cảnh thực tế.
07:00 | 29/06/2024
Trong thời kỳ đổi mới hội nhập của đất nước, với sự phát triển của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử và Chuyển đổi số là vô cùng thiết yếu. Các sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự không chỉ được sử dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước mà còn được dùng rộng rãi để bảo vệ thông tin trong Chính phủ điện tử và giao dịch điện tử.