Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về MMDS và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về MMDS là hành lang kỹ thuật, đóng vai trò quan trọng định hình sự tồn tại, phát triển của sản phẩm, dịch vụ MMDS, đồng thời cũng là những công cụ pháp lý rất quan trọng được sử dụng phổ biến trong hoạt động quản lý nhằm hướng tới các tiêu chí đảm bảo chất lượng sản phẩm mật mã, đảm bảo an toàn thông tin góp phần bảo vệ an ninh quốc gia.
Theo đó, quy chuẩn này quy định mức giới hạn các đặc tính kỹ thuật mật mã của các sản phẩm bảo mật luồng IP sử dụng công nghệ Ipsec và TLS phục vụ bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước. Quy chuẩn này áp dụng với các tổ chức, cá nhân kinh doanh và sử dụng sản phẩm mật mã dân sự để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
Đối với các sản phẩm mật mã sử dụng công nghệ Ipsec VPN được phép sử dụng giao thức trao đổi khóa IKEv1 và IKEv2, giao thức đóng gói ESP. Đối với các sản phẩm mật mã dân sự sử dụng công nghệ TLS VPN được phép sử dụng giao thức TLS 1.2 và TLS 1.3.
Với các sản phẩm mật mã dân sự sử dụng công nghệ Ipsec VPN, TLS VPN yêu cầu đáp ứng các quy định sau:
Thuật toán mã đối xứng
Thuật toán mã phi đối xứng
Thuật toán băm
Thuật toán xác thực thông điệp
Bộ tạo số ngẫu nhiên
Đối với quy định về an toàn thời gian sử dụng
Thuật toán mật mã đối xứng
Thuật toán mật mã phi đối xứng
Thuật toán băm
Thuật toán xác thực thông điệp
Về quy định về an toàn sử dụng trong giao thức Ipsec:
- Không được phép sử dụng chế độ Aggressive trong giao thức IKEv1, giao thức IKEv1 được phép sử dụng đến năm 2025.
- Không được phép sử dụng giao thức AH.
- Không được phép sử dụng giao thức ESP chỉ có cơ chế xác thực dữ liệu.
- Sử dụng giải pháp bảo vệ khóa được lưu trữ dạng tệp trên thiết bị (nếu có).
Đối với quy định về an toàn sử dụng trong giao thức TLS:
- Không được phép trao đổi khóa dựa trên thuật toán Diffie-Hellman sử dụng khóa cố định (Static Diffie-Hellman).
- Không được phép cài đặt các mở rộng cho phép sử dụng những phiên bản trước TLS 1.2 trên máy chủ TLS.
- Sử dụng định dạng chứng thư số X.509 v3 cho TLS (nếu có).
- Sử dụng giải pháp bảo vệ khóa được lưu trữ dạng tệp trên thiết bị (nếu có).
- Không được phép sử dụng phần mở rộng Heartbeat.
- Yêu cầu bổ sung đối với phiên bản TLS 1.3:
+ Không được phép sử dụng chế độ CBC trong mã hóa đối xứng
+ Không được phép sử dụng chế độ MAC-then-Encrypt (Non-AHEAD Ciphers).
+ Không được phép trao đổi khóa sử dụng thuật toán RSA.
+ Không được phép sử dụng lược đồ ký số/ xác thực RSASSA-PKCS1-v1_5.
Việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính kỹ thuật mật mã sử dụng trong các sản phẩm mật mã dân sự thuộc nhóm sản phẩm bảo mật luồng IP sử dụng công nghệ IPSec và TLS để phục vụ quản lý nhà nước về MMDS góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn thông tin tại Việt Nam là hết sức cần thiết. Qua đó, góp phần vào mục tiêu đảm bảo an toàn, an ninh thông tin quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong kỷ nguyên số.
Thu Trang
09:00 | 05/02/2024
13:00 | 24/03/2022
09:00 | 08/12/2023
08:00 | 28/04/2022
13:00 | 18/07/2022
17:00 | 29/10/2021
10:00 | 25/05/2021
08:00 | 11/05/2024
16:00 | 28/01/2025
Ngày 13/01, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy những lĩnh vực này như là động lực quyết định cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế quốc gia trong kỷ nguyên mới.
15:00 | 10/01/2025
Ngày 31/12/2024, Bộ Khoa học Công nghệ ban hành Quyết định 3480/QĐ-BKHCN về việc công bố tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 14263:2024 Công nghệ thông tin - Kỹ thuật an toàn - Thuật toán mã khối MKV. Tiêu chuẩn này sẽ làm tiền đề cho việc tiêu chuẩn hóa các thuật toán mật mã dành cho lĩnh vực dân sự, đáp ứng nhu cầu bảo mật an toàn thông tin đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Quyết định có hiệu lực từ ngày 31/12/2024.
08:00 | 23/09/2024
Ngày 19/9, cơ quan cảnh sát quốc gia Hàn Quốc cho biết sẽ đầu tư 9,1 tỷ won (6,8 triệu USD) trong 3 năm tới để phát triển công nghệ phát hiện các loại hình tội phạm Deepfake, sao chép giọng nói và các nội dung bịa đặt khác.
15:00 | 14/12/2022
Kiểm thử xâm nhập còn được gọi là ethical hacking, là hành động xâm nhập hệ thống thông tin một cách hợp pháp. Kiểm thử xâm nhập giúp phát hiện ra các lỗ hổng và điểm yếu trong hệ thống phòng thủ bảo mật của tổ chức trước khi để kẻ xấu phát hiện ra. Đây là hành động hỗ trợ đắc lực cho tổ chức trong việc đưa ra các giải pháp để khắc phục các lỗ hổng bảo mật đã được phát hiện trước đó.