Cụ thể, lỗ hổng này ảnh hưởng đến các thiết bị chạy Android 9 trở lên, bao gồm cả những thiết bị Samsung vừa ra mắt.
Theo các nhà nghiên cứu tại Kryptowire, lỗ hổng bảo mật cho phép kẻ tấn công thực hiện việc khôi phục cài đặt gốc (tức là xóa tất cả dữ liệu người dùng), gọi điện thoại, cài đặt hoặc gỡ cài đặt ứng dụng, làm suy yếu giao thức bảo mật HTTPS….
Alex Lisle, Giám đốc công nghệ của Kryptowire cho biết: “Các ứng dụng di động là mục tiêu ngày càng hấp dẫn đối với những kẻ xấu”. Kryptowire đã kiểm tra Samsung Galaxy S21 Ultra, S10 + và A10e và phát hiện cả ba đều dính lỗ hổng bảo mật.
“Tất nhiên danh sách này vẫn chưa đầy đủ và điều này chỉ đơn giản để chứng minh rằng một loạt các phiên bản, kiểu máy rất dễ bị tấn công”, các nhà nghiên cứu tại Kryptowire nói thêm.
Lỗ hổng CVE-2022-22292 được tiết lộ vào ngày 27/11/2021 và được đánh giá mức độ nghiêm trọng cao. Samsung đã vá lỗi thông qua việc phát hành bản cập nhật bảo mật trong tháng 2/2022 cho tất cả các dòng điện thoại bị ảnh hưởng, bao gồm cả Galaxy S9 (vừa bị ngừng hỗ trợ).
Vì vậy, người dùng cần khẩn trương truy cập vào mục Settings (cài đặt) và tiến hành cập nhật hệ thống lên phiên bản mới nhất.
Trước đó, bộ đôi smartphone Galaxy S9 và S9 Plus được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2018 với nhiều cải tiến đáng chú ý. Đến thời điểm hiện tại, Samsung đã gỡ tên cả hai thiết bị ra khỏi trang cập nhật bảo mật, điều này đồng nghĩa với việc người dùng sẽ không nhận được bất kỳ bản vá lỗi nào trong tương lai.
Galaxy S9 và S9 Plus đã không còn được hỗ trợ cập nhật phần mềm sau phiên bản One UI 2.5 (dựa trên Android 10). Nếu muốn trải nghiệm Android 11 hoặc Android 12, người dùng cần phải mở khóa bootloader và cài đặt TWRP để flash Noble ROM. Tuy nhiên, bản ROM này sẽ không được trang bị đầy đủ tính năng và đôi khi sẽ xuất hiện một số lỗi ngoài ý muốn.
Gia Minh
08:00 | 24/02/2022
20:00 | 29/01/2022
13:00 | 10/03/2022
14:00 | 04/07/2022
09:00 | 24/01/2025
Nhiều người dùng macOS cho rằng kiến trúc dựa trên Unix của nền tảng này và thị phần sử dụng thấp hơn so với Windows, khiến nó trở thành mục tiêu kém hấp dẫn đối với tội phạm mạng và do đó có khả năng ít bị lây nhiễm phần mềm độc hại. Mặc dù macOS có bao gồm các tính năng bảo mật mạnh mẽ như Gatekeeper, XProtect và sandbox, nhưng sự gia tăng hoạt động gần đây của phần mềm đánh cắp thông tin Banshee đóng vai trò như một lời nhắc nhở rằng không có hệ điều hành nào miễn nhiễm với các mối đe dọa.
14:00 | 07/01/2025
Những kẻ tấn công từ Triều Tiên đứng sau chiến dịch tấn công Contagious Interview đang diễn ra đã bị phát hiện đang phát tán một phần mềm độc hại JavaScript mới có tên là OtterCookie.
16:00 | 18/12/2024
Các nhà nghiên cứu của hãng bảo mật Cleafy (Ý) đã đưa ra cảnh báo về một loại phần mềm độc hại ngân hàng Android mới có tên là DroidBot, hiện đang nhắm mục tiêu để đánh cắp thông tin đăng nhập của hơn 77 sàn giao dịch tiền điện tử và ứng dụng ngân hàng tại Vương quốc Anh, Ý, Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
07:00 | 02/12/2024
Theo cảnh báo của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, các thủ đoạn lừa đảo tài chính trực tuyến đang gia tăng tại Việt Nam, nhất là chiêu trò giả mạo tổ chức tài chính để mời chào người dân vay tiền, từ đó chiếm đoạt thông tin và tài sản.
Một trong những cách hiệu quả nhất để các chuyên gia công nghệ thông tin (CNTT) phát hiện ra điểm yếu của công ty trước khi tin tặc tấn công là kiểm thử xâm nhập. Bằng cách mô phỏng các cuộc tấn công mạng trong thế giới thực, kiểm thử xâm nhập, đôi khi được gọi là pentest, cung cấp những hiểu biết vô giá về tình hình bảo mật của tổ chức, phát hiện ra những điểm yếu có khả năng dẫn đến vi phạm dữ liệu hoặc các sự cố bảo mật khác.
15:00 | 23/01/2025