Lỗ hổng được phát hiện và báo cáo bởi nhà nghiên cứu bảo mật RyotaK từ ngày 6/4/2021. May mắn, chưa có dấu hiệu nào cho thấy lỗ hổng bị khai thác trong thực tế. Lỗ hổng này liên quan đến một vấn đề trong máy chủ cập nhật thư viện CDNJS cho phép kẻ tấn công thực hiện các lệnh tùy ý, dẫn đến kiểm soát hoàn toàn máy chủ.
Lỗ hổng có thể khai thác bằng cách xuất bản các gói lên CDNJS của Cloudflare bằng GitHub và npm, sử dụng các gói độc hại này để kích hoạt lỗ hổng path traversal, sau đó đánh lừa máy chủ thực thi mã tùy ý để đạt được khả năng thực thi mã từ xa.
Sau khi phân tích, nhà nghiên cứu RyotaK nhận thấy rằng, mã tùy ý có thể được thực thi sau khi khai thác lỗ hổng path traversal từ tệp .tgz được xuất bản tới npm và ghi đè tập lệnh được thực thi thường xuyên trên máy chủ.
Mục tiêu của cuộc tấn công là xuất bản phiên bản mới của một gói được chế tạo đặc biệt vào kho lưu trữ, sau đó đưa vào máy chủ cập nhật thư viện CDNJS để xuất bản, trong quá trình sao chép nội dung của gói độc hại vào tệp lệnh thực thi được lưu trữ trên máy chủ, do đó đạt được khả năng thực thi mã tùy ý.
RyotaK cho biết: "Lỗ hổng có thể dễ dàng bị khai thác và ảnh hưởng đến rất nhiều trang web. Thật khó tưởng tượng hậu quả sẽ ra sao, khi tin tặc sử dụng nó trong các cuộc tấn công chuỗi cung ứng."
M.H
16:00 | 13/07/2021
09:00 | 06/10/2021
15:00 | 19/01/2022
09:00 | 06/07/2021
17:00 | 27/07/2021
15:00 | 02/07/2021
16:00 | 21/01/2022
07:00 | 16/09/2024
Trước những cáo buộc liên quan đến việc hỗ trợ tội phạm tình dục bằng công nghệ deepfake, ứng dụng nhắn tin Telegram đang bị nhà chức trách Hàn Quốc tiến hành điều tra sơ bộ để làm rõ trách nhiệm.
10:00 | 19/08/2024
Công ty an ninh mạng Fortra (Hoa Kỳ) đã đưa ra cảnh báo về một lỗ hổng mới nghiêm trọng được phát hiện trên Windows có thể gây ra hiện tượng “màn hình xanh chết chóc”, đe dọa đến dữ liệu và hệ thống của hàng triệu người dùng.
10:00 | 14/08/2024
Trong bối cảnh khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển, đi cùng với đó là những nguy cơ gây mất an ninh, an toàn thông tin đang ngày càng phổ biến. Một trong số những nguy cơ người dùng dễ gặp phải đó là bị lây nhiễm mã độc tống tiền (ransomware) trên thiết bị di động. Sau khi xâm nhập trên thiết bị di động, mã độc sẽ tự động mã hóa các dữ liệu có trên thiết bị đó hoặc ngăn chặn các phần mềm được kích hoạt trên smartphone, đồng thời sẽ yêu cầu người dùng phải trả tiền cho các tin tặc đứng sau như một hình thức trả tiền chuộc, gây thiệt hại vô cùng lớn cho nạn nhân. Trong bài viết này, tác giả sẽ đưa ra những điểm yếu, lỗ hổng tồn tại trên điện thoại di động dễ bị tin tặc tấn công. Qua đó, cũng đề xuất một số khuyến nghị nâng cao cảnh giác khi sử dụng di động, góp phần cho công tác phòng, chống phần mềm độc hại và chia sẻ dữ liệu mã độc.
16:00 | 03/06/2024
Nhóm Tình báo mối đe dọa của Microsoft cho biết họ đã phát hiện một tác nhân đe dọa, được theo dõi dưới tên Storm-1811, đang lạm dụng công cụ quản lý khách hàng Quick Assist để nhắm mục tiêu vào người dùng trong các cuộc tấn công kỹ thuật xã hội.
Công ty an ninh mạng McAfee thông báo đã phát hiện 280 ứng dụng Android giả mà đối tượng lừa đảo dùng để truy cập ví tiền ảo.
15:00 | 18/09/2024