Lỗ hổng này ảnh hưởng đến tất cả các phiên bản của hệ điều hành macOS. Theo nhà nghiên cứu, đây là một lỗ hổng zero-day cho phép ứng dụng độc hại có thể cài đặt trên hệ thống để thực thi mã tùy ý và giành quyền root máy tính.
Apple đang tiến hành vá lỗ hổng và đã đưa ra khuyến cáo cho người sử dụng đến khi bản vá chính thức được phát hành. Apple khẳng định cam kết bảo mật thiết bị và dữ liệu của khách hàng. Do việc khai thác lỗ hổng đòi hỏi thiết bị phải nạp ứng dụng độc hại trên máy Mac, nên Apple khuyến cáo người sử dụng chỉ tải phần mềm từ các nguồn đáng tin cậy như cửa hàng ứng dụng Mac.
Lỗ hổng này ảnh hưởng đến IOHIDFamily – phần mở rộng nhân kernel (kernel extension) được thiết kế cho các thiết bị giao diện con người (human interface devices, ví dụ: màn hình cảm ứng và các phím). Siguza đã phát hiện ra một số lỗi bảo mật trong IOHIDFamily - cho phép đọc/ghi nhân kernel mà ông gọi là IOHIDeous. Việc khai thác lỗ hổng cũng có thể vô hiệu hóa tính năng bảo vệ tính toàn vẹn hệ thống (System Integrity Protection – SIP) và tính toàn vẹn tệp tin di động Apple (Apple Mobile File Integrity – AMFI).
Việc khai thác lỗ hổng này không phải tấn công ẩn mình, vì để thực thi chương trình khai thác, hệ thống bắt buộc phải đăng xuất tài khoản người dùng hợp lệ tại thời điểm đó. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cho rằng, kẻ tấn công có thể thiết kế lại chương trình để kích hoạt nó khi người dùng khởi động lại, hoặc tắt thiết bị.
Siguza cho rằng lỗ hổng đã tồn tại trong macOS được 15 năm (từ năm 2002), nhưng thực tế cũng có thể còn sớm hơn nhiều. Một số mã khai thác được cung cấp bởi Siguza chỉ hoạt động trên macOS High Sierra 10.13.1 và trước đó, nhưng nhà nghiên cứu cho rằng, cũng có thể điều chỉnh lại cho phiên bản 10.13.2.
Siguza cho biết, ông không lo ngại kẻ xấu sẽ lợi dụng khai thác lỗ hổng này, vì lỗ hổng không cho phép khai thác từ xa.
Thảo Uyên
Theo SecurityWeek
14:00 | 26/12/2017
09:00 | 17/01/2018
15:00 | 15/01/2018
16:00 | 24/09/2018
09:00 | 19/02/2019
08:00 | 06/03/2019
08:00 | 26/03/2019
14:00 | 25/12/2017
08:00 | 22/09/2017
10:00 | 25/02/2020
09:00 | 22/12/2017
08:00 | 29/11/2017
10:00 | 17/02/2025
Một cuộc tấn công Brute Force mật khẩu quy mô lớn sử dụng gần 2,8 triệu địa chỉ IP đã diễn ra, nhằm dò đoán thông tin đăng nhập của nhiều thiết bị mạng, bao gồm cả các thiết bị từ Palo Alto Networks, Ivanti và SonicWall.
10:00 | 14/02/2025
Một chiến dịch phần mềm độc hại mới có tên là SparkCat đã tận dụng một loạt ứng dụng giả mạo trên cửa hàng ứng dụng của Apple và Google để đánh cắp Seed Phrase (một tập hợp các chữ cái cho phép người dùng truy cập, hoặc khôi phục các ví điện tử đã tạo trước đó) của nạn nhân.
15:00 | 11/02/2025
Mới đây, Kaspersky Lab đã ghi nhận một loại mã độc mới có khả năng đánh cắp dữ liệu từ ảnh trên iPhone bằng cách sử dụng WannaCry và kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (OCR).
13:00 | 06/01/2025
Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng hiện nay, việc bảo vệ ứng dụng web và dịch vụ mạng trước các mối đe dọa đang trở nên ngày càng quan trọng. Một trong những mối đe dọa phổ biến nhất mà các nhà phát triển và quản trị viên hệ thống phải đối mặt là kỹ thuật tấn công từ chối dịch vụ biểu thức chính quy (Regular Expression Denial of Service - ReDoS). ReDoS là một loại tấn công mạng có thể làm cho các ứng dụng web và dịch vụ mạng trở nên không khả dụng hoặc rất chậm bằng cách tận dụng các biểu thức chính quy phức tạp. Bài viết sẽ giới thiệu tới độc giả kỹ thuật ReDoS, đưa ra giải pháp phát hiện và ngăn chặn trên các ứng dụng Web và dịch vụ mạng.
Các nhà nghiên cứu an ninh mạng đã cảnh báo khẩn cấp cho cộng đồng YouTuber, khi một chiến dịch tống tiền quy mô lớn đang nhắm vào các nhà sáng tạo nội dung, buộc họ phải phát tán phần mềm độc hại đào tiền điện tử trên kênh của mình.
10:00 | 21/03/2025