Hội thảo nhằm đánh giá hiện trạng và vai trò của các cơ quan liên quan trong công tác phối hợp triển khai xây dựng Cơ sở hạ tầng khóa công khai tại Việt Nam; đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi kinh doanh và sử dụng chữ ký số trong các hoạt động giao dịch điện tử; các định hướng phát triển của Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ và các cơ quan liên quan về triển khai Hạ tầng khóa công khai.
Hội thảo đã thu hút được các đại biểu đến từ nhiều Bộ, ngành với những bài tham luận mang tính thực tiễn cao cũng như nhiều ý kiến đóng góp về phương hướng, các bước triển khai… Các tham luận được các đại biểu quan tâm là: Tình hình triển khai Hạ tầng khoá công khai và kế hoạch triển khai của Bộ TT&TT; PKI của các cơ quan thuộc hệ thống chính trị và kế hoạch triển khai của Ban Cơ yếu Chính phủ; PKI chuyên dùng của Bộ Tài chính và kế hoạch phát triển của Bộ Tài chính; CA chuyên dùng cho hệ thống ngân hàng và kế hoạch phát triển của Ngân hàng nhà nước; Kế hoạch phát triển của CA công cộng của VDC….
Đánh giá về hiện trạng ứng dụng giao dịch điện tử trong khối các cơ quan nhà nước cho thấy, đến hết năm 2008 số lượng giao dịch trực tuyến trong cơ quan nhà nước còn nhiều hạn chế. Hiện tại có một số Bộ, ngành triển khai các dịch vụ công trực tuyến có sử dụng chữ ký số như Tổng Cục Thuế - Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ…. Trong giai đoạn 2009 - 2010 các dự án đang và sắp triển khai đó là hệ thống Email thống nhất, Hệ thống trao đổi văn bản thống nhất…. Tuy nhiên, ứng dụng giao dịch trong lĩnh vực thương mại lại phát triển khá mạnh, cụ thể đã có trên 9.000 website của các doanh nghiệp với doanh thu khoảng 450 triệu USD thông qua hình thức mua sắm trực tuyến bằng việc đặt hàng qua mạng hoặc điện thoại.
Chủ đề trong phần thảo luận là những vấn đề liên quan đến hướng dẫn cụ thể của Bộ TT&TT về việc triển khai PKI; tích hợp ứng dụng PKI vào các phần mềm để thuận tiện cho doanh nghiệp; chính sách hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp cung cấp PKI và cho người sử dụng chữ ký số….
Cũng trong Hội thảo, các đại biểu đều bày tỏ ý kiến rằng việc ứng dụng giao dịch điện tử tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, đó là thiếu hành lang pháp lý đồng bộ, trình độ CNTT của đa phần người dân còn thấp…
Trước những yêu cầu trên cần phải thống nhất phương thức quản lý nhà nước, thống nhất yêu cầu kỹ thuật để triển khai, xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật, thay đổi thói quen gửi và nhận văn bản bằng giấy như lâu nay bằng hình thức văn bản điện tử thông qua môi trường mạng. Tuy nhiên, khi sử dụng môi trường mạng thì nhất thiết phải đảm bảo độ bảo mật, an toàn, chính xác nếu không hậu quả khó lường.
13:00 | 15/04/2024
Hội thảo quốc tế IEEE lần thứ nhất về mật mã và an toàn thông tin (VCRIS 2024) dự kiến sẽ được tổ chức trong 02 ngày 03-04/12/2024 tại Học viện Kỹ thuật mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ. Hội thảo nhằm mục đích tạo lập và phát triển môi trường trao đổi học thuật, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng về mật mã và an toàn thông tin tại Việt Nam và thế giới.
16:00 | 30/11/2023
Đây là chủ đề của hội thảo chuyên đề nằm trong khuôn khổ sự kiện thường niên Hội thảo - Triển lãm quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2023, thu hút quan tâm của nhiều đại biểu với sự đồng hành của nhiều tổ chức, doanh nghiệp.
08:00 | 16/10/2022
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) và Hiệp hội Blockchain Việt Nam vừa thông tin chính thức về Hội nghị thượng đỉnh Blockchain Việt Nam 2022 (Vietnam Blockchain Summit 2022) được bảo trợ bởi Ban cơ yếu Chính phủ sẽ diễn ra vào ngày 19-20/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
08:00 | 19/05/2022
Sáng ngày 17/5, Hiệp hội Công nghệ chuỗi khối Việt Nam (Hiệp hội Blockchain Việt Nam) chính thức ra mắt và tiến hành đại hội thành lập sau thời gian dài chuẩn bị nhân lực. Ra mắt đúng dịp kỷ niệm 8 năm ngày Khoa học - Công nghệ Việt Nam (18/05/2022), Hiệp hội Blockchain Việt Nam được kỳ vọng là bước tiến tiếp theo của ngành Khoa học - Công nghệ trong nước, góp phần tích cực vào sự tăng tốc của nền kinh tế số, từ đó, tạo ra nhiều thành tựu hơn nữa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.