Chuyên gia an ninh mạng Clément Domingo đăng trên X danh sách hơn 10 trang web bị tấn công DDoS. Trong đó có một số trang dịch vụ công như Liên minh Nông nghiệp Pháp, Tòa án hành chính Paris, trang của Bộ Y tế Pháp, Tòa án phúc thẩm, báo La Voix du Nord, cơ quan quản lý thuốc và sản phẩm y tế (ANSM).
Domingo cho biết các trang bị gián đoạn truy cập, nhưng không ảnh hưởng đến dữ liệu hoặc bị cài phần mềm tống tiền.
Theo Cyberdaily, sau khi Durov bị bắt, một nhóm tin tặc được cho có nguồn gốc Nga tuyên bố nhắm mục tiêu vào Tòa án châu Âu và các cơ quan của Pháp. Nhóm này cũng kêu gọi các hacker khác cùng hành động để phản đối việc bắt giữ CEO Telegram.
Ngày 24/8, Jean-Michel Bernigaud, Tổng thư ký Ofmin, cơ quan cảnh sát Pháp chuyên trách phòng chống bạo lực trẻ vị thành niên, cho biết Telegram không ngăn chặn được nội dung xấu về trẻ em.
Sau khi Durov bị bắt, lượt tải Telegram đang tăng vọt. Tech Crunch dẫn báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower cho biết lượt tải xuống toàn cầu của Telegram trên iOS tăng trung bình 4% mỗi ngày tính từ cuối tuần qua.
Pavel Durov, 39 tuổi, là doanh nhân gốc Nga và hiện có quốc tịch Nga, Pháp, UAE, Saint Kitts và Nevis (quốc gia vùng Caribe). Ông sáng lập Telegram năm 2013 và nhấn mạnh nền tảng đề cao quyền riêng tư và chống lại sự kiểm duyệt của chính phủ.
Trong thông báo hôm 23/7, ông cho biết ứng dụng đạt 950 triệu người dùng, tăng 50 triệu so với cách đó ba tháng và gần gấp đôi so với mức 500 triệu đầu năm 2021. Con số này đưa Telegram trở thành một trong những nền tảng có lượng người dùng lớn nhất thế giới.
M.H
13:00 | 28/08/2024
14:00 | 22/08/2024
13:00 | 27/08/2024
14:00 | 20/08/2024
Theo Cisco Talos, một viện nghiên cứu trực thuộc chính phủ Đài Loan chuyên về điện toán và các công nghệ liên quan đã bị nhóm tin tặc có mối liên kết với Trung Quốc tấn công.
10:00 | 14/08/2024
Trong bối cảnh khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển, đi cùng với đó là những nguy cơ gây mất an ninh, an toàn thông tin đang ngày càng phổ biến. Một trong số những nguy cơ người dùng dễ gặp phải đó là bị lây nhiễm mã độc tống tiền (ransomware) trên thiết bị di động. Sau khi xâm nhập trên thiết bị di động, mã độc sẽ tự động mã hóa các dữ liệu có trên thiết bị đó hoặc ngăn chặn các phần mềm được kích hoạt trên smartphone, đồng thời sẽ yêu cầu người dùng phải trả tiền cho các tin tặc đứng sau như một hình thức trả tiền chuộc, gây thiệt hại vô cùng lớn cho nạn nhân. Trong bài viết này, tác giả sẽ đưa ra những điểm yếu, lỗ hổng tồn tại trên điện thoại di động dễ bị tin tặc tấn công. Qua đó, cũng đề xuất một số khuyến nghị nâng cao cảnh giác khi sử dụng di động, góp phần cho công tác phòng, chống phần mềm độc hại và chia sẻ dữ liệu mã độc.
15:00 | 04/08/2024
Báo cáo của hãng Kaspersky được đưa ra tại chương trình “Tập huấn mô phỏng bảo vệ tương tác của Kaspersky (KIPS)” nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động ứng phó với các mối đe dọa phức tạp và không ngừng gia tăng trong bối cảnh kỹ thuật số cho thấy số tài khoản lộ lọt do nhiễm mã độc tại Việt Nam trong những năm gần đây gia tăng đột biến, năm 2023 gấp 31 lần so với năm 2020.
14:00 | 12/06/2024
Một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng đã được phát hiện trong thư mục Python llama_cpp_python có thể bị các tác nhân đe dọa khai thác để thực thi mã tùy ý.
Nhà nghiên cứu bảo mật Alon Leviev của SafeBreach Labs đã trình bày một cách tấn công vào kiến trúc Microsoft Windows Update biến các lỗ hổng đã được sửa thành lỗ hổng zero-day.
14:00 | 17/09/2024