Cụ thể, một người hoặc một nhóm tin tặc đang chào bán hơn 23 terabyte dữ liệu đánh cắp từ hệ thống, bao gồm tên, địa chỉ, nơi sinh, định danh quốc gia, số điện thoại, hồ sơ hình sự trên một diễn đàn tội phạm trực tuyến vào tuần trước. Hacker chưa rõ danh tính đã ra giá 10 Bitcoin, trị giá khoảng 200.000 USD cho số dữ liệu trên.
Quy mô của vụ rò rỉ dữ liệu gây ra làn sóng chấn động trong cộng đồng bảo mật Trung Quốc, cũng như tin đồn liên quan về độ xác thực của tuyên bố và cách thức vụ việc xảy ra.
Zhao Changpeng, người sáng lập và CEO sàn tiền điện tử Binance trong bài đăng trên Twitter ngày 4/7 đã thông báo công ty phát hiện 1 tỷ hồ sơ cư dân “từ một quốc gia châu Á” mà không nêu đích danh, đang bị lộ lọt trên “dark web”.
Chính quyền thành phố Thượng Hải chưa công khai thông tin về vụ hack. Đại diện cảnh sát thành phố và Cục quản lý không gian mạng Trung Quốc, cơ quan giám sát Internet của nước này cũng từ chối bình luận về vụ việc.
Năm 2016, thông tin cá nhân của hàng chục quan chức thuộc chính phủ Trung Quốc cùng các nhân vật nổi tiếng từ Jack Ma cho tới Vương Kiến Lâm (Wang Jianlin) cũng bị phát tán trên Twitter, trong một vụ rò rỉ được đánh giá là lớn nhất vào thời điểm đó.
Năm 2020, Weibo, nền tảng mạng xã hội tương tự như Twitter cũng thông báo tin tặc đã đánh cắp thông tin tài khoản của hơn 538 triệu người dùng, tuy nhiên các dữ liệu nhạy cảm như mật khẩu không bị ảnh hưởng.
Vụ việc lần này cho thấy Bắc Kinh đang đối mặt với nhiều thách thức, trong bối cảnh nước này đang thắt chặt chính sách kiểm duyệt nội dung trực tuyến nhạy cảm. Theo luật pháp Trung Quốc, việc phát tán thông tin cá nhân có thể bị xử tù.
Hiện vẫn chưa xác định được cách thức mà tin tặc sử dụng để xâm nhập vào máy chủ của cảnh sát Thượng Hải. Dù vậy, một giả thuyết phổ biến trên mạng giữa các chuyên gia bảo mật cho rằng, vụ lộ lọt liên quan tới đối tác cơ sở hạ tầng đám mây bên thứ ba. Alibaba, Tencent và Huawei đang là những công ty cung cấp dịch vụ đám mây lớn nhất tại quốc gia này.
Gia Minh
10:00 | 16/05/2021
07:00 | 13/07/2022
15:00 | 08/10/2020
09:00 | 30/06/2022
13:00 | 27/04/2022
07:00 | 12/05/2022
Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) đã phát đi cảnh báo về mã độc tống tiền BlackCat (còn được gọi là ALPHV và Noberus), xuất hiện từ tháng 11/2021 và tính đến tháng 3/2022 đã xâm phạm ít nhất 60 tổ chức trên toàn thế giới.
15:00 | 25/04/2022
Theo bleepingcomputer, các nhà nghiên cứu bảo mật đã phát hiện ra một chiến dịch độc hại từ các tin tặc liên kết với chính phủ Trung Quốc để lợi dụng những người đang sử dụng VLC Media Player nhằm khởi chạy phần mềm độc hại tùy chỉnh.
10:00 | 25/03/2022
Nhóm tin tặc Lapsus$ vừa tuyên bố tấn công hãng công nghệ Microsoft, sau khi đăng tải một file được cho là chứa một phần mã nguồn của Bing và Cortana với gần 37GB dữ liệu. Trước đó, Lapsus$ đã tấn công vào NVIDIA, Samsung.
08:00 | 17/03/2022
Ngày 14/3/2022, Cục Quản lý không gian mạng quốc gia Israel (INCD) thông báo nước này đã phải hứng chịu một vụ tấn công mạng đánh sập một số trang web của chính phủ.
Lần đầu ra mắt vào năm 1998, OpenSSL là một thư viện mật mã có cung cấp việc triển khai mã nguồn mở của các giao thức SSL (Secure Sockets Layer) và TLS (Transport Layer Security), cho phép người dùng tạo khóa cá nhân, tạo yêu cầu ký chứng chỉ (CSR), cài đặt chứng chỉ SSL/TLS. Chúng được sử dụng rộng rãi nhằm phục vụ đa số các website trong các máy chủ web Internet. Là phương thức bảo mật được sử dụng phổ biến nhất, OpenSSL luôn phải đối mặt với những nguy cơ bảo mật.
13:00 | 21/07/2022