Kể từ tháng 01/2022, mã độc tống tiền này đã nhắm mục tiêu đến các thiết bị QNAP NAS trên toàn thế giới và cho phép tin tặc thực hiện mã hóa nội dung của các hệ thống bị nhiễm. Sau khi mã hóa nội dung của thiết bị, mã độc tống tiền sẽ gắn vào đuôi .deadboltextension đối với tên của các tệp được trích dẫn và hiển thị trên trang đăng nhập của QNAP NAS với thông báo sau:
Cảnh báo tệp đã bị khóa bởi DeadBolt
Màn hình đăng nhập QNAP bị xâm nhập và hiển thị thông báo đòi tiền chuộc yêu cầu thanh toán 0,03 BTC tiền chuộc (khoảng 1.277 đô la) để nhận được khóa giải mã để khôi phục các tệp.
Thông báo đòi tiền chuộc cũng bao gồm một liên kết có tiêu đề “thông điệp quan trọng đối với QNAP” và trỏ đến một trang cung cấp chi tiết kỹ thuật về lỗ hổng zero-day được cho là nằm trong thiết bị QNAP NAS với giá 5 BTC (khoảng 212.000 đô la).
Tin tặc cũng đang chào bán khóa giải mã chính của QNAP với giá 50 BTC (hơn 2 triệu đô la), khóa giải mã này có thể cho phép tất cả các nạn nhân bị tấn công bởi mã độc tống tiền tự giải mã các tệp của họ.
Vào cuối tháng 01/2022, QNAP đã buộc phải cập nhật chương trình cơ sở cho các thiết bị NAS để bảo vệ khách hàng trước phần mềm tống tiền DeadBolt.
Đến tháng 02/2022, nhà cung cấp giải pháp lưu trữ Asustor đã cảnh báo khách hàng của mình về làn sóng tấn công bằng mã độc tống tiền Deadbolt nhắm vào các thiết bị NAS của họ.
Hiện Censys đã báo cáo rằng số lượng thiết bị QNAP bị nhiễm DeadBolt đã lên đến đỉnh điểm vào tháng 01/2022. Cụ thể vào ngày 26/01/2022, khoảng 5.000 trong số 130.000 thiết bị QNAP NAS trực tuyến đã bị nhiễm DeadBolt. Nếu nạn nhân trả tiền chuộc, thì cuộc tấn công này sẽ thu về cho các tin tặc khoảng 4.484.700 đô la.
Vào tháng 3/2022, sau khi QNAP cập nhật chương trình cơ sở thì đã khắc phục được sự lây nhiễm, giảm thiệt hại xuống còn dưới 300 thiết bị.
Tuy nhiên, đã có một sự gia tăng trong việc lây nhiễm thiết bị QNAP trong những ngày qua. Trong một bài đăng trên blog, Censys cho biết đã có 1.146 thiết bị bị tấn công vào ngày 19/3/2022. Tại thời điểm ngày 22/3/2022, con số đó đã lên đến gần 1.500 thiết bị. Phần lớn các thiết bị bị tấn công đang sử dụng hệ điều hành QNAP QTS Linux phiên bản 5.10.60.
Dương Trường
09:00 | 17/03/2022
15:00 | 15/03/2022
08:00 | 19/04/2022
09:00 | 22/04/2022
07:00 | 20/05/2022
08:00 | 29/06/2022
13:00 | 10/03/2022
16:00 | 08/04/2022
09:00 | 14/09/2023
Trong tháng 8, Microsoft, Adobe và Apple đã phát hành bản vá cho các sản phẩm của mình. Người dùng cần khẩn trương cài đặt bản vá để phòng tránh rủi ro mất an toàn thông tin.
13:00 | 04/08/2023
Một tin tặc đã vô tình bị lây nhiễm ngược lại mã độc đánh cắp thông tin, điều này đã khiến cho công ty tình báo mối đe dọa Hudson Rock (Israel) phát hiện ra danh tính thực sự của tin tặc đó.
14:00 | 16/05/2023
Các nhà nghiên cứu an ninh mạng đã làm sáng tỏ một chủng ransomware mới có tên CACTUS được phát hiện đã tận dụng các lỗ hổng trong các thiết bị VPN để có được quyền truy cập ban đầu vào các mạng được nhắm mục tiêu. Mã độc tống tiền này thường nhắm mục tiêu vào các tổ chức thương mại lớn kể từ tháng 3/2023, với các cuộc tấn công đánh cắp dữ liệu nhạy cảm của nạn nhân trước khi mã hóa.
07:00 | 24/04/2023
Ngày 11/4, Microsoft và hãng giám sát Internet Citizen Lab xuất bản nghiên cứu cho biết ít nhất 10 quốc gia, cả ở Bắc Mỹ và châu Âu, đang bị tấn công bởi phần mềm mã độc có nguồn gốc từ Israel.
VMware Aria Operations for Networks là một công cụ giám sát, khám phá và phân tích mạng cũng như ứng dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng mạng an toàn trên nền tảng điện toán đám mây cho các doanh nghiệp. Mới đây, mã khai thác PoC cho một lỗ hổng nghiêm trọng ảnh hưởng đến VMware Aria Operations for Networks đã được công bố. Hiện hãng đã phát hành các bản sửa lỗi cho lỗ hổng.
15:00 | 20/09/2023