Đây là một trong các vụ xâm phạm nghiêm trọng nhất thời gian gần đây. FireEye được xem là hãng bảo mật uy tín trong lĩnh vực an ninh mạng tại Mỹ và các nước đồng minh. Vụ việc được tiết lộ trong hồ sơ nộp lên Ủy ban Hối đoái và Chứng khoán Mỹ (SEC). Trên blog, công ty cho biết các công cụ red team đã bị đánh cắp trong vụ tấn công vô cùng tinh vi, sử dụng kỹ thuật chưa từng được biết tới.
Tuy chưa xác định được thời điểm xảy ra cuộc tấn công, FireEye hiện đang triển khai cài đặt mật khẩu người dùng từ 2 tuần trước.
Ngoài công cụ bị đánh cắp, tin tặc cũng chú ý tới một tập khách hàng khác của FireEye là các cơ quan chính phủ. Không có bằng chứng công cụ tấn công của FireEye đã bị sử dụng hay dữ liệu khách hàng đã bị đánh cắp. Tuy nhiên, theo trợ lý Giám đốc FBI phụ trách Bộ phận mạng Matt Gorham, FBI đang điều tra vụ việc và dấu hiệu ban đầu cho thấy thủ phạm có sự hỗ trợ từ một chính phủ.
Trước FireEye, nhiều hãng bảo mật khác cũng từng bị tấn công, bao gồm Bit9, Kaspersky Lab, RSA. Điều này cho thấy có rất nhiều khó khăn trong việc phòng vệ trước các tin tặc tinh vi. Mục tiêu của những vụ tấn công này thường là thu thập thông tin tình báo giá trị, giúp đánh bại các biện pháp phòng thủ mạng, kích hoạt tấn công tổ chức trên toàn thế giới.
FireEye công bố thông tin về vụ tấn công và công cụ bị đánh cắp với hi vọng giảm thiểu khả năng các công ty, tổ chức khác bị xâm phạm do sự cố này. Bộ công cụ bị đánh cắp nhằm vào nhiều lỗ hổng bảo mật trong các phần mềm phổ biến. Theo các chuyên gia, rất khó để ước tính tác động của việc mất mát một công cụ, nhưng nó sẽ giúp ích rất nhiều cho tin tặc.
Gia Minh
14:00 | 10/04/2019
09:49 | 29/12/2015
22:00 | 13/02/2021
08:00 | 09/10/2020
16:00 | 17/12/2020
17:00 | 12/03/2025
Trong một thông báo trên Telegram ngày 11/3/2025, nhóm tin tặc Dark Storm đã tuyên bố đứng sau các cuộc tấn công DDoS nhằm vào X gây ra nhiều sự cố mất điện và mạng xã hội X không thể truy cập trong nhiều giờ trong ngày 10/3. Sự cố khiến công ty đã phải kích hoạt tính năng bảo vệ DDoS từ Cloudflare.
14:00 | 10/03/2025
Microsoft cáo buộc nhóm tin tặc đã tạo ra các công cụ độc hại để tạo ra video Deepfake của người nổi tiếng và nhiều nội dung bất hợp pháp khác. Danh tính các cá nhân có liên quan bao gồm Arian Yadegarnia từ Iran (biệt danh Fiz), Alan Krysiak từ Vương quốc Anh (biệt danh Drago), Ricky Yuen từ Hồng Kông (biệt danh cg-dot) và Phát Phùng Tấn từ Việt Nam (biệt danh Asakuri).
09:00 | 07/03/2025
Nhiều tổ chức, doanh nghiệp ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công giả mạo nhằm phát tán một loại phần mềm độc hại có tên gọi là FatalRAT.
09:00 | 30/12/2024
Năm 2024, các cuộc tấn công mạng diễn ra trên mọi lĩnh vực, từ y tế đến tài chính, ngân hàng.... Tin tặc không chỉ đánh cắp dữ liệu cá nhân, mà còn thực hiện các cuộc tấn công ransomware tinh vi, đe dọa trực tiếp đến sự hoạt động của các cơ sở y tế. Nguy hiểm hơn là sự tinh vi và quy mô ngày càng tăng của các cuộc tấn công gián điệp của tin tặc Trung Quốc nhằm vào Hoa Kỳ và các đồng minh. Các chuyên gia tin rằng đây là một động thái chiến lược của Bắc Kinh nhằm có khả năng phá vỡ hoặc phá hủy các dịch vụ quan trọng trong trường hợp căng thẳng địa chính trị leo thang hoặc xung đột quân sự.
Google đã kịp thời khắc phục một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên thiết bị USB, giúp hơn một tỷ thiết bị Android thoát khỏi nguy cơ bị tấn công.
11:00 | 11/03/2025