CISA hợp tác với FBI phát hành bản cập nhật "Bản tư vấn an ninh mạng chung"
BlackSuit là một phiên bản tiến hóa của mã độc tống tiền (ransomware) Royal, nó tận dụng quyền truy cập ban đầu có được thông qua email lừa đảo để vô hiệu hóa phần mềm diệt virus và đánh cắp dữ liệu nhạy cảm trước khi triển khai mã độc tống tiền và mã hóa hệ thống. Các con đường lây nhiễm phổ biến khác bao gồm việc sử dụng Giao thức điều khiển máy tính từ xa (RDP), khai thác các ứng dụng dễ bị tấn công trên Internet và quyền truy cập được mua thông qua các nhà môi giới truy cập ban đầu (IAB).
BlackSuit được cho là đã sử dụng phần mềm và công cụ quản lý và giám sát từ xa (RMM) giống như phần mềm độc hại SystemBC và GootLoader để duy trì sự tồn tại trong mạng của nạn nhân.
Các cuộc tấn công bằng BlackSuit đã lan rộng trên nhiều lĩnh vực và cơ sở hạ tầng quan trọng bao gồm các cơ sở thương mại, chăm sóc sức khỏe và y tế công cộng, cơ sở chính phủ và một số cơ sở sản xuất quan trọng.
Ngày 07/8/2024, CISA hợp tác với FBI phát hành bản cập nhật: "Bản tư vấn an ninh mạng chung". Bản cập nhật cung cấp các chiến thuật, kỹ thuật và quy trình (TTP) gần đây đã được theo dõi cũng như các chỉ số về sự xâm phạm (IOC) liên quan đến hoạt động của BlackSuit và Royal cũ. Các cuộc điều tra của FBI đã xác định hoạt động của các TTP và IOC này gần đây nhất là vào tháng 7/2024. CISA khuyến khích các nhà sản xuất phần mềm cải thiện vấn đề bảo mật của khách hàng bằng cách áp dụng quy trình bảo mật theo thiết kế.
CISA và FBI cho biết: "BlackSuit đã được phát hiện sử dụng SharpShares và SoftPerfect NetWorx để rà quét các nạn nhân. Công cụ đánh cắp thông tin đăng nhập Mimikatz và các công cụ thu thập mật khẩu từ Nirsoft cũng đã được tìm thấy trên các hệ thống nạn nhân. Các công cụ như PowerTool và GMER thường được sử dụng để vượt qua các quy trình của hệ thống".
CISA và FBI đã cảnh báo về sự gia tăng các trường hợp nạn nhân nhận được thông tin qua điện thoại hoặc email từ các thành viên BlackSuit liên quan đến việc xâm phạm và đòi tiền chuộc, một chiến thuật ngày càng được các tin tặc tống tiền áp dụng để gia tăng sức ép.
Tin tặc sử dụng BlackSuit đã đòi số tiền chuộc tổng cộng lên tới 500 triệu USD, trong đó có một trường hợp đòi tiền chuộc lên tới 60 triệu USD.
CISA và FBI cho biết: "Tin tặc sử dụng BlackSuit thể hiện sự sẵn sàng đàm phán về số tiền thanh toán. Số tiền chuộc không phải là một phần của thông báo đòi tiền chuộc ban đầu, tin tặc yêu cầu phải tương tác trực tiếp với kẻ tấn công thông qua URL được cung cấp sau khi mã hóa".
Công ty an ninh mạng Sophos cho biết trong một báo cáo: "Trong những năm gần đây, tin tặc dường như ngày càng quan tâm không chỉ việc đe dọa các nạn nhân trực tiếp mà còn cả các nạn nhân gián tiếp. Ví dụ, vào tháng 01/2024, tin tặc đã gửi tin nhắn văn bản đe dọa đến vợ của một Giám đốc điều hành. Tin tặc còn tuyên bố đánh giá dữ liệu bị đánh cắp để tìm bằng chứng về hoạt động bất hợp pháp, không tuân thủ quy định và sai lệch tài chính, thậm chí còn tuyên bố rằng một nhân viên tại một tổ chức bị xâm phạm đã tìm kiếm tài liệu về lạm dụng tình dục trẻ em bằng cách đăng lịch sử trình duyệt web của họ. Những hành động như vậy không chỉ được sử dụng làm đòn bẩy để ép buộc nạn nhân trả tiền mà còn gây tổn hại đến danh tiếng của nạn nhân".
Nguyệt Thu
14:00 | 11/04/2024
13:00 | 30/09/2024
11:00 | 18/07/2024
14:00 | 02/10/2024
14:00 | 10/12/2024
14:00 | 28/05/2024
10:00 | 17/02/2025
Một cuộc tấn công Brute Force mật khẩu quy mô lớn sử dụng gần 2,8 triệu địa chỉ IP đã diễn ra, nhằm dò đoán thông tin đăng nhập của nhiều thiết bị mạng, bao gồm cả các thiết bị từ Palo Alto Networks, Ivanti và SonicWall.
09:00 | 23/01/2025
Mới đây, các chuyên gia an ninh mạng đã phát đi cảnh báo liên quan đến chiến dịch lừa đảo trên nền tảng nhắn tin, gọi điện miễn phí và được mã hóa 2 chiều Signal.
13:00 | 13/01/2025
Lừa đảo mạo danh đang là chiêu trò kẻ tấn công sử dụng trên không gian mạng Việt Nam và quốc tế. Lừa đảo qua email giả mạo dịch vụ bảo mật Windows và mạo danh doanh nghiệp bưu chính là 2 thủ đoạn vừa được các chuyên gia cảnh báo.
13:00 | 06/01/2025
Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng hiện nay, việc bảo vệ ứng dụng web và dịch vụ mạng trước các mối đe dọa đang trở nên ngày càng quan trọng. Một trong những mối đe dọa phổ biến nhất mà các nhà phát triển và quản trị viên hệ thống phải đối mặt là kỹ thuật tấn công từ chối dịch vụ biểu thức chính quy (Regular Expression Denial of Service - ReDoS). ReDoS là một loại tấn công mạng có thể làm cho các ứng dụng web và dịch vụ mạng trở nên không khả dụng hoặc rất chậm bằng cách tận dụng các biểu thức chính quy phức tạp. Bài viết sẽ giới thiệu tới độc giả kỹ thuật ReDoS, đưa ra giải pháp phát hiện và ngăn chặn trên các ứng dụng Web và dịch vụ mạng.
Google đã kịp thời khắc phục một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên thiết bị USB, giúp hơn một tỷ thiết bị Android thoát khỏi nguy cơ bị tấn công.
11:00 | 11/03/2025