Các chuyên gia của hãng nghiên cứu bảo mật ESET (Slovakia) vừa phát hiện một chiến dịch của tin tặc nhắm vào người dùng smartphone chạy nền tảng Android bằng cách phát tán các ứng dụng có chứa mã độc, được ngụy trang thành các ứng dụng nhắn tin miễn phí.
Các chuyên gia bảo mật cho biết những ứng dụng này có chứa loại mã độc mang tên gọi XploitSPY, mà khi người dùng cài đặt lên smartphone của họ, mã độc sẽ âm thầm trích xuất thông tin danh bạ; nội dung file; vị trí của người dùng thông qua GPS; đọc nội dung tin nhắn, kể cả các tin nhắn trên những ứng dụng bên thứ 3 như WhatsApp hay Telegram… sau đó gửi những dữ liệu thu thập được ra máy chủ bên ngoài do tin tặc quản lý.
Tin tặc đã ẩn giấu các thông tin về máy chủ kiểm soát bên ngoài, khiến việc điều tra tung tích của thủ phạm đứng sau loại mã độc này gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ESET cho biết loại mã độc này nhắm đến người dùng Android tại châu Á, chủ yếu tại 2 quốc gia Ấn Độ và Pakistan.
Các ứng dụng có chứa mã độc được tin tặc phát tán thông qua các trang web do chúng lập nên hoặc thậm chí được phân phối trực tiếp trên kho ứng dụng Google Play dành cho nền tảng Android. Điều này cho thấy các tin tặc đã vượt qua được quá trình kiểm duyệt của Google để đưa các ứng dụng chứa mã độc lên kho ứng dụng của hãng.
ESET đã công bố 3 ứng dụng có chứa mã độc XploitSPY, bao gồm Dink Messenger, Sim Info và Defcom. Ngoài ra, còn 10 ứng dụng khác có chứa mã độc XploitSPY nhưng không được ESET công bố thông tin cụ thể.
Đến thời điểm hiện tại, các ứng dụng có chứa mã độc XploitSPY đã bị Google xóa bỏ khỏi kho ứng dụng Google Play. Tuy nhiên, trong trường hợp người dùng đã cài đặt 1 trong 3 ứng dụng, hãy gỡ bỏ ngay lập tức ra khỏi thiết bị.
Thu Hằng
13:00 | 17/04/2024
10:00 | 10/04/2024
14:00 | 11/04/2024
12:00 | 03/10/2024
Mới đây, các chuyên gia bảo mật tại Kaspersky phát hiện ra 2 phần mềm có chứa mã độc Necro trên cửa hàng ứng dụng Play Store của Google. Đáng chú ý, 2 phần mềm độc hại này đã có tới hơn 11 triệu lượt tải xuống trước khi được các chuyên gia phát hiện.
13:00 | 13/09/2024
Cisco đã phát hành bản cập nhật bảo mật để giải quyết hai lỗ hổng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tiện ích cấp phép thông minh (Smart Licensing Utility), có thể cho phép kẻ tấn công từ xa chưa được xác thực leo thang đặc quyền hoặc truy cập thông tin nhạy cảm.
10:00 | 16/08/2024
Vào tháng 5/2024, các nhà nghiên cứu của hãng bảo mật Kaspersky đã phát hiện ra một mối đe dọa APT mới nhắm vào các thực thể Chính phủ Nga. Được gọi là CloudSorcerer, đây là một công cụ gián điệp mạng tinh vi được sử dụng để theo dõi lén lút, thu thập dữ liệu và đánh cắp thông tin thông qua cơ sở hạ tầng đám mây Microsoft Graph, Yandex Cloud và Dropbox. Phần mềm độc hại này tận dụng các tài nguyên đám mây và GitHub làm máy chủ điều khiển và ra lệnh (C2), truy cập chúng thông qua API bằng mã thông báo xác thực. Bài viết này sẽ tiến hành phân tích và giải mã về công cụ gián điệp mạng này, dựa trên báo cáo mới đây của Kaspersky.
14:00 | 18/06/2024
Hiện nay, những kẻ lừa đảo thường mở các tài khoản ngân hàng, sau đó tìm cách chiếm đoạt tài khoản Facebook trùng tên để thực hiện các hành vi mượn tiền nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng.
Một chuỗi các lỗ hổng bảo mật mới đã được phát hiện trong hệ thống in CUPS (Common Unix Printing System) Linux, có thể cho phép các tin tặc thực hiện chèn lệnh từ xa trong một số điều kiện nhất định.
09:00 | 11/10/2024