Cụ thể, theo báo cáo tổng kết an toàn thông tin mạng của Bkav cũng cho thấy, thiệt hại do virus máy tính gây ra với người dùng Việt Nam trong năm 2021 vẫn ở mức ở mức rất cao, liên tục gia tăng trong những năm gần đây. Chỉ tính từ năm 2018 đến nay, con số này đã tăng từ 14.900 tỷ đồng trong năm 2018 lên 20.892 tỷ đồng vào năm 2019, đạt mốc 23.900 tỷ trong năm 2020 và lập mốc mới 24.400 tỷ đồng trong năm 2021.
Cùng với đó, có tới 70,7 triệu lượt máy tính bị nhiễm virus trong năm 2021, báo động đỏ cho tình hình an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam. Những năm gần đây, Việt Nam luôn là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm mã độc và hứng chịu các cuộc tấn công mạng thuộc nhóm cao trên thế giới. Không những thế, mức độ sử dụng máy tính và các thiết bị thông minh tại Việt Nam đã tăng đột biến bởi ảnh hưởng của Covid-19. Đây chính là môi trường lý tưởng để virus bùng phát và lây lan mạnh.
Theo đó, các chuyên gia Bkav khuyến cáo người dùng cần thay đổi thói quen dùng phần mềm không bản quyền, không được cập nhật thường xuyên, dẫn tới máy tính không được bảo vệ liên tục.
Năm 2021 là một năm đầy biến động của các loại tiền số (coin) và các loại hình kinh doanh liên quan đến tiền số, vốn hóa của các đồng tiền số đã vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD. Điều này kéo theo số lượng tấn công mã hóa dữ liệu đòi trả tiền chuộc bằng coin tăng mạnh. Hàng loạt vụ tấn công đã diễn ra, quy mô lên tới hàng triệu USD.
Tại Việt Nam, báo cáo mới của Bkav cho thấy, số lượt máy tính bị virus mã hoá dữ liệu tấn công trong năm 2021 lên tới hơn 2,5 triệu lượt, cao gấp 4,5 lần so với năm 2020. Đa số người sử dụng Việt Nam vẫn còn lúng túng, chưa biết cách ứng phó khi máy tính bị mã hoá dữ liệu.
Đáng chú ý, có tới hơn 99% người tham gia chương trình Đánh giá an toàn thông tin mạng 2021 của Bkav chọn làm theo hướng dẫn trả tiền với hy vọng lấy lại được dữ liệu của mình từ hacker. Cách làm này không những bạn có thể không lấy lại được dữ liệu mà còn mất tiền oan. Cần phòng vệ một cách chủ động, thiết lập các biện pháp bảo vệ an toàn cho dữ liệu, đặc biệt cần có cơ chế sao lưu dữ liệu định kỳ.
Theo dự báo của Bkav, các cuộc tấn công bằng mã độc; tấn công chuỗi cung ứng tiếp tục là xu hướng và sẽ là mục tiêu của hacker trong năm 2022. Do vậy, các vấn đề về bảo đảm an ninh trên các thiết bị IoT (Internet of Things) cần được quan tâm đúng mức khi triển khai trên diện rộng và cùng với đó người dùng không hành động sớm, quyết liệt nếu không muốn mình có thể trở thành một mắt xích bị tấn công hay con đường để hacker xâm nhập vào hệ thống của cá nhân, tổ chức.
MH
10:00 | 20/01/2022
09:00 | 28/12/2021
16:00 | 30/12/2021
15:00 | 04/08/2024
Báo cáo của hãng Kaspersky được đưa ra tại chương trình “Tập huấn mô phỏng bảo vệ tương tác của Kaspersky (KIPS)” nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động ứng phó với các mối đe dọa phức tạp và không ngừng gia tăng trong bối cảnh kỹ thuật số cho thấy số tài khoản lộ lọt do nhiễm mã độc tại Việt Nam trong những năm gần đây gia tăng đột biến, năm 2023 gấp 31 lần so với năm 2020.
13:00 | 01/08/2024
Cơ quan An ninh Cơ sở hạ tầng và An ninh mạng Hoa Kỳ (CISA) đã bổ sung 2 lỗ hổng bảo mật vào danh mục Các lỗ hổng bị khai thác đã biết (KEV), dựa trên bằng chứng về việc khai thác tích cực trong thực tế.
15:00 | 26/07/2024
Ngày 20/7, cảnh sát Tây Ban Nha thông báo đã bắt giữ ba tin tặc được cho là thực hiện vụ tấn công mạng nhằm vào Tây Ban Nha và các nước thành viên khác trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) với các mục đích khủng bố.
14:00 | 18/06/2024
Hiện nay, những kẻ lừa đảo thường mở các tài khoản ngân hàng, sau đó tìm cách chiếm đoạt tài khoản Facebook trùng tên để thực hiện các hành vi mượn tiền nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng.
Nhà nghiên cứu bảo mật Alon Leviev của SafeBreach Labs đã trình bày một cách tấn công vào kiến trúc Microsoft Windows Update biến các lỗ hổng đã được sửa thành lỗ hổng zero-day.
14:00 | 17/09/2024