Đoàn công tác của Cục Cơ yếu Đảng - Chính quyền, Ban Cơ yếu Chính phủ (Trung tâm Mã dịch và Bảo đảm kỹ thuật miền Trung) triển khai máy tính an toàn đa giao diện tại Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.
Phát biểu tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã nhấn mạnh, nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, cấp thiết trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như công tác tham mưu giai đoạn hiện nay. Trước tình hình đó, việc triển khai máy tính an toàn đa giao diện MTCD-3M kịp thời là cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu soạn thảo, lưu trữ, gửi nhận thông tin mức độ Mật trên mạng thông tin diện rộng của Tỉnh ủy. Qua đó tăng cường công tác bảo đảm bảo mật, an toàn thông tin và bảo vệ bí mật nhà nước.
Đại diện Trung tâm Mã dịch và Bảo đảm kỹ thuật miền Trung, Cục Cơ yếu Đảng - Chính quyền cho biết: Sản phẩm máy tính an toàn đa giao diện có cài đặt sản phẩm mật mã là sản phẩm tiên tiến, đột phá do Ban Cơ yếu Chính phủ tự nghiên cứu và sản xuất. Sau khi triển khai giải pháp và sản phẩm của Ban Cơ yếu Chính phủ, người dùng trong hệ thống có thể soạn thảo, lưu trữ và truyền nhận thông tin bí mật nhà nước cấp độ Mật bảo đảm bảo mật, an toàn, đáp ứng các quy định của Luật Cơ yếu, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, giúp cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin tại các đơn vị triển khai. Đồng thời, đề nghị Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế sớm ban hành quy định về quy trình soạn thảo, lưu trữ, truyền nhận thông tin bí mật nhà nước trên mạng Mật (mạng triển khai giải pháp của ngành Cơ yếu); định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc quản lý, sử dụng sản phẩm của ngành Cơ yếu; phối hợp với Đoàn công tác hoàn thiện báo cáo kết quả triển khai về Cục Cơ yếu Đảng - Chính quyền.
Cán bộ thuộc Trung tâm Mã dịch và Bảo đảm kỹ thuật miền Trung, Cục Cơ yếu Đảng - Chính quyền hướng dẫn sử dụng, triển khai máy tính an toàn đa giao diện MTCD-3M cho cán bộ, chuyên viên thuộc Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.
Thừa Thiên Huế là một trong số địa phương đầu tiên được Ban Cơ yếu Chính phủ lựa chọn để triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp, sản phẩm bảo mật, an toàn thông tin của Ban Cơ yếu Chính phủ. Trước đó, hai bên đã ký Biên bản thỏa thuận, đây là một trong những nhiệm vụ để hiện thực hóa các nội dung trong Biên bản thỏa thuận.
Nguyễn Duy Nhất, Giám đốc Trung tâm Mã dịch và Bảo đảm kỹ thuật miền Trung, Cục Cơ yếu Đảng - Chính quyền
08:00 | 28/12/2020
20:00 | 09/06/2024
16:00 | 19/04/2024
22:00 | 09/05/2024
09:00 | 26/03/2024
11:00 | 19/06/2024
08:00 | 08/08/2024
Trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng xác định và ưu tiên các rủi ro, mang lại cho các chuyên gia IT cơ hội phát hiện ngay lập tức mã độc trong mạng của họ và phát triển chiến lược phản ứng sự cố. Hiện nay, AI đóng vai trò quan trọng trong quản lý an toàn thông tin (ATTT), đặc biệt là trong việc phản ứng với sự cố, dự đoán việc xâm phạm, kiểm soát hiệu suất và quản lý hàng tồn kho. Bài viết này giới thiệu về các ứng dụng của AI trong quản lý ATTT bằng cách xem xét những lợi ích và thách thức của nó, đồng thời đề xuất các lĩnh vực cho các nghiên cứu trong tương lai.
10:00 | 20/05/2024
Công nghệ Blockchain hiện nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu và ứng dụng trên toàn thế giới, với nhiều nền tảng có thể kể đến như Bitcoin, Etherum, Solana, Polygon…. Bài báo này tập trung trình bày về các công nghệ Blockchain phổ biến hiện nay, tiến hành so sánh, đánh giá đặc điểm của những công nghệ này và đưa ra các lưu ý khi sử dụng trong thực tế.
13:00 | 29/12/2023
Hiện nay, số lượng các vụ tấn công mạng trên ứng dụng web đang có xu hướng ngày càng gia tăng cả về quy mô lẫn mức độ tinh vi, với mục tiêu nhắm vào các dịch vụ cơ sở trọng yếu, khối tài chính, ngân hàng và các tổ chức/doanh nghiệp (TC/DN) lớn. Hậu quả của các cuộc tấn công này có thể là giả mạo giao dịch, gián đoạn hoạt động kinh doanh hay vi phạm dữ liệu, dẫn đến nguy cơ rò rỉ thông tin và mất mát dữ liệu quan trọng. Điều này gây ra nhiều thiệt hại đáng kể về tài chính cũng như uy tín của các TC/ DN. Bài báo sẽ trình bày thực trạng về bảo mật ứng dụng web năm 2023 dựa trên báo cáo của công ty an ninh mạng OPSWAT, cùng các giải pháp phòng tránh mối đe dọa tấn công mạng này.
17:00 | 11/08/2023
Wireless Mesh Network là công nghệ mạng truyền thông đầy hứa hẹn với khả năng kết nối mạnh mẽ và ổn định, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong số 1 (071) 2023 của Tạp chí An toàn thông tin, nhóm tác giả đã giới thiệu về cơ sở lý thuyết của Wifi Mesh. Để ứng dụng thực tiễn nền tảng này, trong bài báo dưới đây nhóm tác giả đề xuất một giải pháp thiết kế hệ thống giám sát độ nghiêng của thiết bị trong không gian ba chiều X, Y, Z sử dụng module ESP32 WROOM có tính năng truyền nhận dữ liệu bằng Wifi Mesh.
Keylogger là phần cứng hoặc phần mềm có khả năng theo dõi tất cả các hoạt động thao tác nhập bàn phím, trong đó có các thông tin nhạy cảm như tên người dùng, mật khẩu thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng, tài khoản mạng xã hội hay các thông tin cá nhân khác. Keylogger thậm chí có thể ghi lại các hành động gõ phím từ bàn phím ảo, bao gồm các phím số và ký tự đặc biệt. Bài báo sẽ hướng dẫn độc giả cách thức phát hiện và một số biện pháp kiểm tra, ngăn chặn các chương trình Keylogger nhằm bảo vệ máy tính trước mối đe dọa nguy hiểm này.
14:00 | 11/09/2024
Cùng với sự phát triển của công nghệ, tội phạm mạng đang gia tăng thủ đoạn sử dụng video, hình ảnh ghép mặt người quen cùng với giọng nói đã được ghi âm sẵn (deepfake) với mục đích tạo niềm tin, khiến nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền cho thủ phạm nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bài báo sau đây sẽ thông tin đến độc giả về cách nhận biết và đưa ra những biện pháp phòng tránh và giảm thiểu trước các cuộc tấn công lừa đảo sử dụng công nghệ Deepfake.
16:00 | 13/09/2024