Thế hệ cán bộ cơ yếu hôm nay đang tiếp bước truyền thống cha anh, vững vàng trên chặng đường đầy gian khổ nhưng cũng đầy vinh quang. Trong số những người cán bộ cơ yếu tận tụy ấy, nổi bật lên một cái tên về sự cống hiến không ngừng nghỉ và tinh thần sáng tạo đột phá - Tiến sĩ Nguyễn Bùi Cương, thành viên chính của nhóm nghiên cứu chuẩn mật mã MKV - mã khối đầu tiên của Việt Nam được phát triển để bảo vệ thông tin cho lĩnh vực dân sự, góp phần đưa Việt Nam vào danh sách hiếm hoi các quốc gia trên thế giới tự hào sở hữu chuẩn mật mã dân sự riêng.
Tại chương trình nghệ thuật đặc biệt "Vinh quang thầm lặng 2024" nhằm tôn vinh những đóng góp to lớn của ngành Cơ yếu cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, chúng tôi may mắn có dịp trò chuyện cùng Tiến sĩ Nguyễn Bùi Cương để lắng nghe những chia sẻ tâm huyết của anh về chặng đường nghiên cứu đầy gian truân nhưng cũng nhiều vinh quang, về những kỷ niệm sâu sắc trong sự nghiệp cống hiến cho ngành Cơ yếu.
Trong thời kỳ đổi mới hội nhập của đất nước, với sự phát triển của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử và Chuyển đổi số là vô cùng thiết yếu. Các sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự không chỉ được sử dụng để bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước mà còn được dùng rộng rãi để bảo vệ thông tin trong Chính phủ điện tử và giao dịch điện tử.
Thuật toán mã khối được coi là cốt lõi, là trái tim của các sản phẩm bảo mật, an toàn thông tin, muốn làm chủ được công nghệ phải làm chủ được thuật toán mật mã. Với tên gọi MKV, thuật toán mã khối này được xây dựng nhằm mục đích thiết kế, chế tạo các sản phẩm bảo mật, an toàn thông tin phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số.
Chia sẻ về quá trình nghiên cứu, phát triển chuẩn mật mã MKV và những khó khăn, thách thức mà nhóm nghiên cứu phải đối mặt, Tiến sĩ Nguyễn Bùi Cương nhấn mạnh, mật mã luôn được coi là vũ khí bí mật quan trọng của mỗi quốc gia để bảo mật thông tin bí mật nhà nước, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia. Trong lĩnh vực dân sự, mật mã cũng được các nước trên thế giới đặc biệt coi trọng và là một trong ưu tiên hàng đầu trong nghiên cứu, đầu tư và phát triển.
Tiến sĩ Nguyễn Bùi Cương thuyết trình trong một buổi Hội thảo khoa học cùng các đồng nghiệp
Trong xu thế phát triển của Chiến lược “Make in VietNam” cùng khát vọng khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ các nước có nền khoa học mật mã tiên tiến, với vai trò là Cơ quan mật mã quốc gia, trong thời gian qua, Lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ, đặc biệt là đồng chí Trưởng ban đã chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, xây dựng thuật toán mã khối mới để thiết kế, chế tạo các sản phẩm bảo mật, an toàn thông tin phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số.
Tiến sĩ Nguyễn Bùi Cương cho biết: “Quá trình nghiên cứu và phát triển MKV là một hành trình dài đầy thử thách, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Do lĩnh vực mật mã là một lĩnh vực đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và phải cập nhật liên tục, việc tiếp cận các tài liệu, nghiên cứu mới nhất trên thế giới không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, việc phát triển một chuẩn mật mã mới đòi hỏi thời gian và nguồn lực đáng kể. Nhóm nghiên cứu phải làm việc với cường độ cao, đôi khi phải hy sinh cả thời gian cá nhân để đảm bảo tiến độ. Thêm vào đó, chuẩn mật mã phải đảm bảo tính bảo mật và an toàn tuyệt đối, không để lộ lọt bất kỳ lỗ hổng nào cho kẻ tấn công khai thác. Điều này đòi hỏi nhóm nghiên cứu phải thực hiện các bài kiểm tra, đánh giá nghiêm ngặt và liên tục cập nhật để đối phó với các mối đe dọa mới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc phát triển một chuẩn mật mã riêng đòi hỏi phải có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế và được cộng đồng quốc tế công nhận”.
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, anh Cương và nhóm nghiên cứu đã không ngừng nỗ lực, tìm tòi và sáng tạo. Họ đã dành hàng ngàn giờ nghiên cứu, thử nghiệm và hoàn thiện để cho ra đời chuẩn mật mã MKV, một sản phẩm trí tuệ mang đậm dấu ấn Việt Nam.
Chuẩn mật mã MKV có những ưu điểm nổi bật như: Tính bảo mật cao, hiệu suất vượt trội, độ linh hoạt cao. Đặc biệt là sản phẩm trí tuệ của người Việt, thể hiện sự tự chủ về công nghệ và khả năng làm chủ các công nghệ lõi.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Bùi Cương, việc Việt Nam có chuẩn mật mã riêng như MKV mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng. Đầu tiên, nó giúp bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia bằng cách giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và tăng cường khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công mạng. Thứ hai, MKV thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và phát triển Chính phủ điện tử thông qua việc cung cấp giải pháp bảo mật đáng tin cậy. Thứ ba, nó tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành công nghiệp an toàn thông tin trong nước, giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ bảo mật "made in Vietnam". Cuối cùng, việc sở hữu chuẩn mật mã riêng giúp nâng cao vị thế và năng lực công nghệ của Việt Nam trên trường quốc tế, thu hút đầu tư và tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực công nghệ cao.
Với sự chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện thuận lợi từ Lãnh đạo Ban Cơ yếu, việc ứng dụng MKV không chỉ đang được đẩy mạnh ứng dụng trong các lĩnh vực trọng yếu, mà còn trở thành nền tảng vững chắc cho việc nghiên cứu và phát triển các giải pháp bảo mật tiên tiến. Điều này không chỉ góp phần nâng cao năng lực bảo mật thông tin quốc gia mà còn tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành công nghiệp an toàn thông tin Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Bùi Cương cho biết, MKV có thể được ưu tiên triển khai trong các lĩnh vực đòi hỏi tính bảo mật cao như Chính phủ điện tử, tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục, giao thông vận tải... Ngoài ra, MKV có thể được tích hợp vào các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin trong nước, từ phần mềm, ứng dụng di động đến các thiết bị phần cứng.
Việt Nam có thể hợp tác với các quốc gia khác để chia sẻ và ứng dụng MKV trong các dự án chung, đồng thời thúc đẩy việc công nhận và sử dụng MKV trên trường quốc tế.
“Tôi hi vọng MKV sẽ góp phần nâng cao đáng kể khả năng bảo mật thông tin của Việt Nam, giảm thiểu rủi ro từ các cuộc tấn công mạng; Thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ thông tin; Giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, tăng cường tính tự chủ và chủ động trong lĩnh vực an ninh mạng; Khẳng định vị thế trên trường quốc tế”, Tiến sĩ chia sẻ.
Trong gần 20 năm công tác, Tiến sĩ Nguyễn Bùi Cương đã luôn gắn bó với công việc nghiên cứu, luôn nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Tiến sĩ xúc động chia sẻ: “Trong hành trình nghiên cứu đầy thử thách này, động lực lớn nhất thôi thúc tôi không chỉ là niềm đam mê khám phá và khát khao được cống hiến cho Ban, cho Ngành, cho Tổ quốc, mà còn là sự truyền lửa và dìu dắt tận tâm từ các thế hệ đi trước. Đặc biệt, hình ảnh người Thầy đáng kính của tôi, TS. Trần Duy Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học - Công nghệ đã để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc không thể phai mờ. Dù tuổi đã cao, Thầy vẫn không ngừng học hỏi, luôn nhiệt huyết tham gia cùng các cán bộ trẻ nghiên cứu về lĩnh vực mới đầy thách thức: ứng dụng tính toán lượng tử trong mật mã. Hình ảnh mái tóc bạc phơ của Thầy hòa cùng những mái đầu xanh, cùng nhau trao đổi, giải thích những kiến thức cơ bản về một lĩnh vực có thể tạo nên nền tảng cho thế hệ mật mã tương lai, đã thực sự truyền cảm hứng mạnh mẽ cho tôi. Qua đó, tôi nhận ra rằng, sự giúp đỡ và truyền lửa giữa các thế hệ là vô cùng quý giá. Chính những điều đó đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh, ý chí và khát vọng cống hiến không ngừng, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Đối với thế hệ trẻ, công tác nghiên cứu khoa học công nghệ mật mã là một sứ mệnh cao cả nhưng cũng đầy thách thức. Đây là lĩnh vực đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về mật mã, công nghệ thông tin và đặc biệt là toán học. Thông tin về khoa học mật mã tiên tiến trên thế giới thường rất hạn chế, khiến việc nghiên cứu càng thêm gian nan. Tuy nhiên, công việc này cũng mang lại vinh dự lớn lao khi được góp phần bảo vệ an ninh quốc gia. “Để thành công, các bạn trẻ cần nuôi dưỡng lòng tự hào về nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm với đất nước, vượt qua những cám dỗ vật chất để chuyên tâm nghiên cứu và cống hiến”, đồng chí gửi gắm tới thế hệ trẻ.
Có thể thấy, sự ra đời của MKV không chỉ là một thành tựu khoa học mà còn là một minh chứng cho sự kiên trì, nỗ lực và tinh thần sáng tạo của các nhà khoa học Việt Nam. Nó mở ra một trang mới cho ngành Cơ yếu Việt Nam, khẳng định vị thế của đất nước trên bản đồ công nghệ mật mã thế giới.
Nhà tài trợ Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh VinFast và các đơn vị đồng hành cùng Chương trình nghệ thuật "Vinh quang thầm lặng 2024".
Tạp chí An toàn thông tin
10:00 | 28/06/2024
08:00 | 10/02/2024
16:00 | 23/10/2024
07:00 | 23/09/2024
12:00 | 29/08/2024
07:00 | 27/09/2024
14:00 | 23/05/2024
Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
08:00 | 09/01/2024
Nhiều người trong chúng ta thường có thói quen chỉ để ý đến việc bảo vệ an toàn máy tính và điện thoại của mình nhưng lại thường không nhận ra rằng đồng hồ thông minh (ĐHTM) cũng có nguy cơ bị tấn công mạng. Mặc dù ĐHTM giống như một phụ kiện cho các thiết bị chính nhưng chúng thường được kết nối với điện thoại, máy tính cá nhân và có khả năng tải các ứng dụng trên mạng, cài đặt tệp APK hay truy cập Internet. Điều đó có nghĩa là rủi ro mất an toàn thông tin trước các cuộc tấn công của tin tặc là điều không tránh khỏi. Vậy nên để hạn chế những nguy cơ này, bài báo sau đây sẽ hướng dẫn người dùng cách sử dụng ĐHTM an toàn nhằm tránh việc bị tin tặc lợi dụng đánh cắp thông tin.
09:00 | 24/11/2023
Bằng chứng không tiết lộ tri thức (Zero-Knowledge Proofs - ZKP) là một dạng kỹ thuật mật mã được công bố từ thập niên 90 của thế kỷ trước, công nghệ mật mã này cho phép xác minh tính xác thực của một phần thông tin mà không tiết lộ chính thông tin đó. Tuy nhiên, trong những năm gần đây ZKP mới được đưa vào ứng dụng nhiều trong hệ thống công nghệ thông tin. Bài viết này sẽ trình bày chi tiết về khái niệm, tính chất, cách thức phân loại và một số ứng dụng phổ biến của ZKP trong an toàn thông tin.
14:00 | 22/08/2023
Trong sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng nói riêng và công nghệ thông tin nói chung, vấn đề an ninh, an toàn thông tin cũng trở thành một trong những thách thức lớn. Một trong những mối nguy cơ gây tác động đến nhiều hệ thống mạng vẫn chưa xử lý được triệt để trong nhiều năm qua chính là các hoạt động tấn công từ chối dịch vụ (DoS), một thủ đoạn phổ biến của tin tặc nhằm cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, Internet và thiết bị số. Bài báo phân tích thực trạng và các thủ đoạn tấn công DoS, đồng thời nêu lên thách thức trong đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trên cổng thông tin điện tử dịch vụ công của các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp trong thời gian qua. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm an ninh, an toàn thông tin cho cổng thông tin điện tử trên mạng Internet trong thời gian tới.
Song song cùng sự phát triển của công nghệ, Deepfake cũng có lịch sử phát triển với nhiều loại hình khác nhau. Phần hai của bài báo sẽ tập trung phân loại các loại hình Deepfake và trình bày về các tập dữ liệu có giá trị trong việc phát hiện công nghệ tinh vi này.
07:00 | 07/11/2024
Cục An toàn thông tin vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo mới mạo danh cơ quan an sinh xã hội, dụ người dân nhận tiền hỗ trợ, trợ cấp... Tuy nhiên, đằng sau những lời "có cánh" lại là cái bẫy tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản.
10:00 | 30/10/2024